Quy Mông hướng tới nền sản xuất hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/7/2020 | 11:25:41 AM

YênBái - Quy Mông không có quá nhiều tiềm năng và lợi thế, toàn xã có 1.700 ha đất nông nghiệp, trong đó có 1.000 ha đất rừng, 260 ha lúa, còn lại là đất soi bãi và đất trồng cây lâu năm khác.

Các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác tạo chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác tạo chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.

Với thực trạng ấy, trong những năm qua xã đã chỉ đạo, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực có thế mạnh của địa phương. Qua đó đã tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, hiệu quả và xây dựng được mối liên kết bền vững trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Đối với sản xuất cây lúa, xã xác định đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vào sản xuất và duy trì diện tích hàng năm trên 300 ha và trên 135 ha ngô. Bên cạnh đó, bà con tích cực đầu tư chăm sóc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như việc bón phân cân đối, chủ động phòng trừ sâu bệnh... nhờ vậy, năng suất lúa nâng lên rõ rệt góp phần đưa tổng sản lượng lương thực toàn xã đạt trên 2.047 tấn. Từ một địa phương chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ thì nay Quy Mông được biết đến với hàng loạt mô hình, trang trại chăn nuôi với quy mô lớn mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Hiện toàn xã có 87 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, thành lập 2 tổ hợp tác chăn nuôi liên kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cung ứng con giống, thức ăn và phòng trừ sâu bệnh rất hiệu quả. Bình quân mỗi năm sản lượng thịt hơi xuất chuồng ở Quy Mông đạt trên 1.261 tấn, trong đó sản lượng gia cầm đạt trên 1.110 tấn, mang lại nguồn thu không nhỏ. 

Không dừng lại ở đó, vài năm trở lại đây bà con còn tích cực chuyển đổi diện tích sản xuất lúa, hoa màu, vườn nhà kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm. Từ một vài sào dâu ban đầu, đến nay toàn xã đã trồng và phát triển trên 30 ha dâu và sẽ còn tăng trong những năm tới. 

Song song với mở rộng diện tích, xã cũng thành lập Hợp tác xã (HTX) Sản xuất dâu tằm và 9 tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp trong đầu tư và bao tiêu sản phẩm kén tằm, bước đầu mang lại hiệu quả khá tốt. Với thế mạnh là cây đao riềng, xã duy trì và ổn định sản xuất 50 ha, thành lập HTX Việt Hải Đăng sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm miến đao Quy Mông và 4 cơ sở chế biến bột đao cung cấp cho thị trường. 

Thực hiện Nghị quyết 22 ngày 29/1/2016 về chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm với mục tiêu xây dựng và phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung, nâng cao năng suất, giá trị... Quy Mông đã quy hoạch và phát triển 70 ha cây ăn quả có múi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại nguồn thu cả tỷ đồng cho người dân... 

Với những nỗ lực đó, đến nay Quy Mông đã hình thành và phát triển rõ nét các cây trồng, vật nuôi chủ lực, hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Thu nhập bình quân đầu người đạt không dưới 35 triệu đồng/năm. 

Định hướng phát triển cho những năm tới, Quy Mông sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh có thế mạnh. Đặc biệt, xã sẽ tổ chức lại sản xuất và xây dựng các chuỗi giá trị theo hướng toàn diện, bền vững, chất lượng, an toàn và hiệu quả. 

Hỗ trợ, duy trì HTX dâu tằm nâng cao liên kết và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu sản lượng kén tằm đạt trên 200 tấn sản phẩm mỗi năm; xây dựng vùng trồng đao riềng và sản xuất miến đao đạt tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng sản phẩm OCOP Miến đao Quy Mông đạt chuẩn 4 sao; xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng vùng quế hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế 200 ha; xây dựng vùng cây nguyên liệu gỗ cấp chứng chỉ PSC trên 450 ha... 

Từ một xã nghèo, nay Quy Mông đang vươn mình trở thành địa phương năng động, phát triển và chắc chắn với những cách làm và hướng đi ấy nhân dân các dân tộc trong xã sẽ gặt hái nhiều thành quả trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. 
Ngọc Trúc

Tags Quy Mông sản xuất hàng hóa cây dâu cây ăn quả

Các tin khác
Sau 1 năm sử dụng, số điện dư thừa mà điện mặt trời mái nhà mang lại cho gia đình anh Nguyễn Quốc Hùng, huyện Trấn Yên khoảng 2.000 KWh, tương đương gần 4 triệu đồng.

Giảm chi phí sử dụng điện hàng tháng cho các hộ, doanh nghiệp; tạo nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và có thể bán điện dư cho ngành điện là các lợi ích nhìn thấy rõ mà hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) mang lại cho người dân, doanh nghiệp.

Cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Yên Bái thường xuyên duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.

6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên mức độ tăng trưởng các thành phần phụ tải đều suy giảm mạnh; mức tăng trưởng sản xuất, kinh doanh điện thương phẩm chỉ đạt 5,26% so cùng kỳ 2019.

Trấn Yên tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.

hát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa… phấn đấu xây dựng Trấn Yên phát triển toàn diện và trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

VNR tạm dừng chạy nhiều mác tàu.

Ngày 30/7, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo tạm dừng chạy 11 tuyến tàu trên đường sắt Bắc Nam do nhu cầu hành khách đi tàu giảm mạnh vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục