Triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/7/2020 | 2:34:14 PM

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thành phố Yên Bái hôm nay. (Ảnh: Thanh Miền)
Thành phố Yên Bái hôm nay. (Ảnh: Thanh Miền)

5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Triển khai thực hiện Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017; Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 5/2/2018, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương) đang chủ động, khẩn trương tổ chức lập đồng thời các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, qua đó xác định tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, định hướng, phương án phát triển và sắp xếp, phân bổ không gian phát triển, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm phát triển bền vững quốc gia, các ngành, các vùng và các địa phương trong thời kỳ tới.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược này, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Theo đó, tổ chức lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

Hội đồng quy hoạch quốc gia tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh, các vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương trong quá trình lập đồng thời các quy hoạch để bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14.

Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin và chế độ báo cáo trong quá trình lập đồng thời các quy hoạch.

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch đảm bảo vận hành thống nhất trên phạm vi cả nước phục vụ hoạt động quy hoạch.

 Nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quy hoạch.

Hoàn thiện Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia trong tháng 8/2020

Cụ thể, theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 9/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương hoàn thiện Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong tháng 8/2020.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan, trình Hội Đồng quy hoạch quốc gia văn bản hướng dẫn về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển và định hướng sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh của quốc gia vào quý III năm 2020.

Đồng thời, theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 9/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia có văn bản thông tin đề xuất quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển và định hướng sắp xếp, phân bổ không gian trên địa bàn quốc gia, vùng, tỉnh các hoạt động của ngành, gửi cơ quan thường trực Hội đồng quy hoạch quốc gia trong quý IV năm 2020, trình Hội đồng quy hoạch quốc gia chỉ đạo các địa phương lập quy hoạch vùng, tỉnh để bảo đảm xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức lập quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP và chỉ đạo của Hội đồng quy hoạch quốc gia, bảo đảm phù hợp với Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh được phê duyệt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng hướng dẫn về cách thức, mức độ tích hợp nội dung các quy hoạch ngành, lĩnh vực vào quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, hoàn thành trong quý IV năm 2020.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng hướng dẫn lập quy hoạch theo phương pháp tiếp cận tích hợp quy hoạch.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác tạo chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.

Quy Mông không có quá nhiều tiềm năng và lợi thế, toàn xã có 1.700 ha đất nông nghiệp, trong đó có 1.000 ha đất rừng, 260 ha lúa, còn lại là đất soi bãi và đất trồng cây lâu năm khác.

Sau 1 năm sử dụng, số điện dư thừa mà điện mặt trời mái nhà mang lại cho gia đình anh Nguyễn Quốc Hùng, huyện Trấn Yên khoảng 2.000 KWh, tương đương gần 4 triệu đồng.

Giảm chi phí sử dụng điện hàng tháng cho các hộ, doanh nghiệp; tạo nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và có thể bán điện dư cho ngành điện là các lợi ích nhìn thấy rõ mà hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) mang lại cho người dân, doanh nghiệp.

Cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Yên Bái thường xuyên duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.

6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên mức độ tăng trưởng các thành phần phụ tải đều suy giảm mạnh; mức tăng trưởng sản xuất, kinh doanh điện thương phẩm chỉ đạt 5,26% so cùng kỳ 2019.

Trấn Yên tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.

hát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa… phấn đấu xây dựng Trấn Yên phát triển toàn diện và trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục