Thành lập đoàn kiểm tra việc áp dụng mã HS đối với mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2020 | 5:05:58 PM

Văn phòng Bộ Tài chính đã thông báo về ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc áp dụng mã HS đối với nhóm các mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo lập đoàn kiểm tra việc áp dụng mã HS đối với mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu. Ảnh minh họa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo lập đoàn kiểm tra việc áp dụng mã HS đối với mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu. Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo thành lập đoàn công tác kiểm tra thực tế tại Công ty cổ phần Chế biến gỗ mộc Cát Tường về việc áp dụng mã HS đối với nhóm các mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm, đã bào, đã chà nhám được ghép ngang từ các thanh đã ghép nối đầu, phải gia công thêm để làm ván lót sàn, cầu thang...

Đoàn công tác tập trung đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và phối hợp với các cơ quan liên quan để xác định rõ quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm, quy cách sản phẩm trên nguyên tắc cụ thể, công khai, minh bạch, công bằng để quyết định việc áp mã HS phù hợp với sản phẩm, báo cáo Bộ trưởng kết quả trước ngày 15/8.

Yêu cầu trên được đưa ra khi có phản ánh về việc cơ quan Hải quan áp dụng mã HS đối với nhóm các mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm.

Ván ghép thanh (chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ keo rừng trồng và gỗ cao su) bị áp mã HS 4407 "Gỗ đã cưa và xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6mm" thuộc phân nhóm HS 440729.97.90. Điều này khiến ván ghép thanh bị coi là sản phẩm sơ chế, như gỗ xẻ thanh, bị áp thuế xuất khẩu 25% để hạn chế, thậm chí ngăn chặn xuất khẩu vì không tạo nhiều giá trị gia tăng và phải dành nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước.

Trong khi trước đó, gỗ ghép thanh đã được áp mã HS 4418 (đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp - shingles and shakes), nằm trong phân nhóm HS 4418.90.99 với thuế suất là 0%.

Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, hiện cả nước có 146 doanh nghiệp sản xuất ván ghép thanh, với công suất khoảng 570.000 m3 phẩm/năm; nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh là các loại gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu là gỗ keo, cao su, bạch đàn.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu ván ghép thanh năm 2019 đạt 332,7 triệu USD, chiếm 2,9 % tổng giá trị xuất khẩu lâm sản, tăng 16,7 % so với năm 2018. Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặt hàng này xuất khẩu đạt 181,5 triệu USD, chiếm 3,4% giá trị xuất khẩu, tăng 20,6% so với.

(Theo VTV)

Các tin khác
Giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới. Ảnh minh họa: Internet.

Ảnh hưởng từ thị trường quốc tế, sáng 5-8, giá vàng trong nước tăng 600.000-1.000.000 đồng/lượng, lên 58,7 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong lịch sử.

Các dự án chậm tiến độ giải ngân bị cắt vốn để chuyển sang cho các dự án thực hiện tốt

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã cắt, chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có tiến độ thực hiện tốt, điều chỉnh kế hoạch đợt đầu tiên cho 12 dự án với tổng giá trị 679 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) vừa cho biết, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng (ETC) từ 9 giờ ngày 11-8.

Các trụ cầu cơ bản đã hoàn thành.

Cầu Cổ Phúc qua thuộc địa bàn huyện Trấn Yên được khởi công cuối năm 2019. Đây là một trong những công trình trọng điểm chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục