Trấn Yên đưa cây ăn quả có múi thành hướng phát triển chủ lực

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/8/2020 | 1:53:51 PM

YênBái - Mỗi héc - ta cây ăn quả có múi thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm không còn là chuyện hiếm. Kết quả đó nằm trong chiến lược phát triển vùng cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi của huyện Trấn Yên.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên kiểm tra thực tế tại một địa phương phát triển mạnh cây ăn quả có múi.
Lãnh đạo huyện Trấn Yên kiểm tra thực tế tại một địa phương phát triển mạnh cây ăn quả có múi.

Vài năm gần đây, huyện Trấn Yên phát triển mạnh vùng cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi. Vùng cây ăn quả được đầu tư phát triển toàn diện, tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng, giá trị. Huyện đã, đang xây dựng, phát triển theo hướng sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên Triệu Thị Bích Liệu cho biết: "Sản xuất nông nghiệp Trấn Yên đã có chuyển biến tích cực, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất ngày một phát triển. Đặc biệt, việc ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, sản xuất hàng hóa có giá trị cao, bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất cây ăn quả, cây ăn quả có múi… ngày một nhiều. Hiện nay, huyện đã mở rộng và phát triển vùng sản xuất cây ăn quả có múi trên 762 ha, giá trị thu nhập đạt cả trăm tỷ đồng mỗi năm. Mỗi héc - ta cây ăn quả có múi thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm không còn là chuyện hiếm". 

Để khai thác tiềm năng này, huyện đã có Nghị quyết phát triển chương trình trồng cây ăn quả có múi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Cùng đó, tập trung chỉ đạo quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả có múi tại các xã vùng phía Tây của huyện; đồng thời, có nhiều cơ chế, chính sách, khuyến khích, vận động nông dân chuyển đổi đất vườn rừng, đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi. 

Nghiên cứu, lựa chọn những giống cây ăn quả đảm bảo nguồn gốc, chất lượng đưa vào trồng và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị vùng cây ăn quả bền vững. 

Với phương châm làm đến đâu chắc đến đó, sau 5 năm thực hiện chương trình đã phát triển được vùng cây ăn quả có múi trên 762 ha; trong đó, có 390 ha bưởi, 290 ha cam các loại, 14,5 ha quýt và trên 67,5 ha chanh trồng tập trung tại các xã: Hưng Thịnh, Hồng Ca, Hưng Khánh, Quy Mông, Việt Thành. Đến nay, có trên 300 ha đã và đang cho thu hoạch, sản lượng đạt trên 2.000 tấn, doanh thu đạt trên 50 tỷ đồng. 

Với diện tích đã trồng, phần lớn vẫn trong thời gian kiến thiết cơ bản và chỉ một vài năm nữa cây cho thu hoạch ổn định, sản lượng quả đạt không dưới 6.000 tấn, doanh thu sẽ đạt tới hàng trăm tỷ đồng. 

Không chỉ trồng, chăm sóc cơ bản, để nâng cao giá trị, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm quả có múi, cùng với việc phát triển mở rộng diện tích, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo thực hiện xây dựng vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 30 ha tại Hợp tác xã (HTX) Trồng cây ăn quả có múi Hưng Thịnh, sản phẩm đã có tem truy xuất nguồn gốc và bước đầu, quả có múi của HTX đã có sức cạnh tranh trên thị trường. 

Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, huyện tiếp tục thực hiện vùng trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hồng Ca và các xã trong vùng quy hoạch; xây dựng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hoàn thiện xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng sản phẩm (OCOP) quả có múi. 

Có thể nói, việc quy hoạch, phát triển được vùng sản xuất cây ăn quả có múi chuyên canh với quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng đã tạo ra khối lượng sản phẩm có chất lượng và hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ. 

Trên địa bàn đã có một số mô hình trồng cây ăn quả có múi đạt giá trị thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm ở xã Hưng Khánh, Hồng Ca, Quy Mông... Không chỉ thu nhập cao mà nhân dân còn được tiếp cận với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng và đã chuyển đổi diện tích đất vườn tạp, đất trồng cây hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng cây ăn quả có múi phát huy được hiệu quả, tiềm năng về đất đai, làm đẹp cảnh quan môi trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động địa phương. 

Được trồng từ năm 2000, đến nay, xã Hưng Thịnh đã phát triển được trên 200 ha cây ăn quả, trong đó có trên 100 ha cây đang kỳ kinh doanh, còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Không dừng lại ở đó, người dân còn liên kết và thành lập 9 tổ hợp tác, 1 HTX cây ăn quả để hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. 

Cây ăn quả được trồng nhiều, có thu nhập cao nhất ở các thôn: Yên Bình, Khang Chính, Yên Định, Yên Thịnh, Yên Thuận… và nhiều hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm như gia đình chị Nguyễn Thúy Cải, anh Nguyễn Văn Bảng ở thôn Yên Bình, anh Giáp, chị Hoa, ông Thịnh, thôn Yên Định… 

Có thể khẳng định, đến nay, sản xuất nông nghiệp Trấn Yên đã có sự chuyển đổi căn bản về quy mô, chất lượng, sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi, nâng cao giá trị và hiệu quả, tạo được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Phát triển nông nghiệp được thực hiện theo quy hoạch, gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất là nền tảng để trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025. 
Thanh Phúc

Tags Trấn Yên cây ăn quả kinh tế chủ lực

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi trâu, bò hiệu quả của gia đình anh Giàng A Tủa, bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.

Hàng năm, toàn tỉnh Yên Bái có trên 50% số hộ hội viên nông dân đăng ký danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), trong đó có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp. Giai đoạn 2016 - 2018, toàn tỉnh có 117.610 hộ đạt danh hiệu này.

Phương tiện bắt đầu đi vào trạm thu phí trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

Từ 9 giờ sáng nay (11/8) đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng thực hiện thu phí tự động không dừng, chủ xe và phương tiện sẽ không phải dừng xe như trước.

Hệ thống cảnh báo sớm nhằm bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập của đất nước

Bộ Công Thương vừa ra Quyết định số 2074/QĐ-BCT ngày 5/8/2020 ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 1/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại”.

Sáng 11/8, tại thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Vũ Gia Yên Bái tổ chức Lễ khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Vũ Gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục