OCOP thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/8/2020 | 1:51:31 PM

YênBái - Thực hiện Chương trình hành động 190 của Tỉnh ủy, Hội Nông dân tỉnh được giao chủ trì, phối hợp thực hiện chuẩn hóa 5 sản phẩm OCOP. Cụ thể hóa mục tiêu này, Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch 86 xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Theo đó, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đăng ký phấn đấu chủ trì thực hiện hoàn thành 13 sản phẩm OCOP trong năm 2020.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thăm dây chuyền sản xuất quế điếu thuốc đạt tiêu chuẩn 4 sao của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thăm dây chuyền sản xuất quế điếu thuốc đạt tiêu chuẩn 4 sao của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Cụ thể hóa mục tiêu này, Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch 86 xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Theo đó, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đăng ký phấn đấu chủ trì thực hiện hoàn thành 13 sản phẩm OCOP trong năm 2020.

Ông Hoàng Xuân Long - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh cho biết, để thực hiện được mục tiêu này, ngay từ đầu năm, Hội đã tích cực triển khai các bước từ tuyên truyền, đào tạo cán bộ chủ chốt; chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, lựa chọn các sản phẩm và ý tưởng tiềm năng để phát triển, tiêu chuẩn hóa sản phẩm đạt tiêu chí về OCOP. Cùng đó, phối hợp với Trường Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên) khảo sát, tư vấn các sản phẩm tham gia OCOP do hội nông dân các địa phương đăng ký và làm việc với các chủ thể của các sản phẩm OCOP, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh để có những định hướng giúp đỡ cụ thể, phù hợp. 

Trên cơ sở đánh giá trực tiếp các sản phẩm, hồ sơ về sản phẩm và tham quan các vùng nguyên liệu sản xuất đã lựa chọn được 15 sản phẩm có khả năng, dư địa phát triển nhằm thực hiện tiêu chuẩn hóa tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP của tỉnh. Trong đó có những sản phẩm đã có, đạt nhiều tiêu chuẩn chất lượng, hoàn thiện về bao bì chất lượng, như tinh dầu thực vật Đại Phú An loại tổng hợp; trà táo mèo Shan Thịnh…; có những sản phẩm ý tưởng có khả năng phát triển, hoàn thiện thành sản phẩm đạt OCOP như chuối sấy dẻo Trấn Yên, khoai tím Lục Yên, gạo tẻ đỏ Trạm Tấu… 

Đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã chủ trì thực hiện hồ sơ đánh giá cấp huyện 4 sản phẩm OCOP, các sản phẩm còn lại phấn đấu hoàn thành trước tháng 11/2020. 

Ông Nguyễn Long Hải - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải cho biết: "Huyện đã đẩy mạnh thực hiện mô hình sản  xuất theo tổ THT, HTX, phát triển sản xuất liên kế theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm, nhãn hiệu OCOP như sơn tra, mật ong, gà xương đen, rau sạch Mù Cang Chải, homestay… Đây là những sản phẩm tiềm năng, lợi thế của huyện nhưng chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân”. 

Vừa qua, Hội Nông dân huyện đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá cấp huyện đối với sản phẩm Làng du lịch cộng đồng Homestay Kim Nọi tại thị trấn Mù Cang Chải. 

Trong quá trình triển khai thực hiện các sản phẩm OCOP, Hội Nông dân tỉnh cũng gặp không ít khó khăn do tình hình dịch bệnh COVID - 19 kéo dài, phức tạp cùng tình trạng giãn cách xã hội gây khó khăn trong tiến độ triển khai thực hiện; kinh phí đề án không phê duyệt các hoạt động tập huấn do đơn vị chủ trì thực hiện. Trong khi đó, việc đưa sản phẩm OCOP ra thị trường còn khó khăn trong khâu quảng bá thương hiệu; một số sản phẩm mẫu mã thiết kế đơn giản, dễ bị làm nhái, làm giả. 

Để hoàn thành mục tiêu chủ trì thực hiện 13 sản phẩm OCOP trong năm 2020, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP bằng nhiều hình thức cho đoàn viên, hội viên, người dân, doanh nghiệp và cộng đồng hiểu rõ về ý nghĩa, mục tiêu của Chương trình OCOP nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa theo quy mô vùng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị gắn liền với thị trường tiêu thụ; chủ động liên hệ với đơn vị tư vấn và các chuyên gia để tư vấn, giúp đỡ các chủ thể về các bước và chu trình OCOP. 

Theo kế hoạch, đến hết năm 2020, toàn tỉnh Yên Bái sẽ có 94 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Những sản phẩm này sẽ có cơ hội đến với người tiêu dùng trong cả nước thông qua hệ thống bán lẻ và các nhà hàng, siêu thị.

Hà Anh

Các tin khác
Lộ trình siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được lùi thêm 1 năm cho các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức giãn lộ trình siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại các tổ chức tín dụng thêm 1 năm, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng vay vốn vượt khó trong dịch Covid-19.

Giá vàng SJC bất ngờ tuột mốc 57 triệu đồng/lượng (Ảnh minh họa)

Đầu phiên giao dịch sáng 20/8, giá vàng SJC tiếp tục giảm sâu, giá vàng thế giới cũng giảm mạnh, 51,7 USD/oz.

Sản phẩm mật ong hoa tự nhiên đã hoàn thành hồ sơ tham gia xếp hạng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” huyện Mù Cang Chải năm 2020.

Cuối năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải, xã Dế Xu Phình đăng ký tham gia Chương trình OCOP với sản phẩm mật ong hoa tự nhiên.

Các đại biểu và nông dân tham quan mô hình trình diễn giống lúa thuần HANA 112 vụ xuân 2020 ở thôn Đồng Tâm, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên.

Vụ xuân năm 2020, thôn Đồng Tâm, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên được Công ty TNHH Hạt giống HANA phối hợp với Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên lựa chọn xây dựng mô hình trình diễn giống lúa thuần HANA 112 trên quy mô diện tích 5 sào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục