Phan Thanh nhân rộng mô hình nuôi cá lồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/10/2020 | 2:01:15 PM

YênBái - Với lợi thế có hai thôn là Ro và Hốc Xả tiếp giáp hồ Thác Bà, xã Phan Thanh (huyện Lục Yên) đã vận động nhân dân tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng; chỉ đạo thành lập HTX Thủy sản Phan Thanh thúc đẩy mô hình nuôi cá lồng phát triển, tạo sự gắn kết cộng đồng trách nhiệm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Lãnh đạo xã Phan Thanh thăm mô hình nuôi cá lồng của Hợp tác xã Thủy sản Phan Thanh.
Lãnh đạo xã Phan Thanh thăm mô hình nuôi cá lồng của Hợp tác xã Thủy sản Phan Thanh.

Anh Hoàng Văn Gia là một trong những người tiên phong nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà, cũng là người mạnh dạn thành lập hợp tác xã (HTX) thủy sản đầu tiên của xã: HTX Thủy sản Phan Thanh do anh làm Giám đốc. 

Anh cho biết: "Nhà tôi ở thôn Ro, gần hồ, nhiều năm đánh bắt khai thác nguồn lợi cũng cạn dần, sau nhiều lần đi tham quan, thấy việc nuôi cá lồng của các địa phương khá hiệu quả, tỉnh cũng đang có cơ chế hỗ trợ cho việc nuôi cá lồng nên đầu năm 2017, tôi mạnh dạn đóng mới 4 lồng cá nuôi thử nghiệm. Sau một năm, thấy hiệu quả, tôi vận động thêm các hộ tham gia cùng nuôi và thành lập HTX. Đến nay, HTX đã có 8 thành viên với 12 lồng cá cho hiệu quả kinh tế cao”. 

Theo anh Gia, nhu cầu tiêu thụ của địa phương chủ yếu là cá trắm cỏ, rô phi, chim trắng, chép nên anh đã chủ động tìm mua cá giống về nuôi theo hình thức bán công nghiệp, vừa cho cá ăn thức ăn công nghiệp, vừa tận dụng thức ăn tự nhiên. Mặc dù thời gian nuôi lâu, phải một năm cá mới đủ trọng lượng để bán nhưng giá cá cũng ổn định, chi phí cũng không nhiều. Theo hạch toán của anh Gia, bình quân một lồng cá, trừ chi phí mỗi năm cũng thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng. 

Không là thành viên của HTX, song anh Chu Văn Xuân ở cùng thôn cũng là hộ nuôi cá lồng khá hiệu quả. Sẵn có kinh nghiệm nuôi cá lồng nhỏ lẻ từ trước, hiệu quả kinh tế không cao, khi Nhà nước có chủ trương hỗ trợ nuôi cá lồng, năm 2018, anh mạnh dạn vay vốn đóng mới 3 lồng để nuôi cá. Sau một năm, thấy hiệu quả kinh tế khá cao, anh tiếp tục đóng thêm lồng để nuôi cá. Đến nay, anh đã có 8 lồng cá, mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng. 

Theo anh Xuân: "Cái quan trọng là có đầu ra ổn định, chăn nuôi đúng kỹ thuật thì việc làm giàu không khó. Nuôi theo hình thức bán công nghiệp sẽ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nên hiệu quả kinh tế cao hơn, chỉ cần con giống tốt là không lo bởi nhiều năm nuôi tôi chưa thấy có bị dịch bệnh bao giờ”. 

Ông Lục Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Phan Thanh cho biết: "Nghề nuôi cá lồng được người dân trong xã duy trì từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, manh mún nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các ngành nghề phát triển kinh tế, căn cứ tình hình thực tế của địa phương và lại có hỗ trợ theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ với Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, mức hỗ trợ cho nhóm hộ, hợp tác xã đóng mới lồng nuôi cá 5 triệu đồng/lồng, hộ dân là 10 triệu đồng/lồng, xã đã chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển, mở rộng quy mô nuôi cá lồng. Đến nay, toàn xã đã có gần 20 hộ dân tham gia với 37 lồng cá, ước tính mỗi lồng thu về 15 - 20 triệu đồng/năm, đây sẽ là nguồn thu không nhỏ để các hộ dân vươn lên thoát nghèo. 

"Phan Thanh phấn đấu đến năm 2024 xã hoàn thành và ra mắt xã nông thôn mới. Do vậy, mục tiêu quan trọng là phải giải quyết tốt vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo, vận động nhân dân mở rộng quy mô nuôi cá lồng cũng như tìm kiếm đầu ra ổn định để người dân yên tâm phát triển. Phan Thanh coi đây là một trong những ngành nghề chính trong cơ cấu phát triển kinh tế của xã” - ông Lục Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Thanh Tân

Tags Phan Thanh hồ Thác Bà nuôi cá lồng

Các tin khác
Hỗ trợ người nộp thuế tại Bộ phận “một cửa” Chi cục Thuế thành phố Yên Bái.

Năm 2020, thành phố Yên Bái được tỉnh giao dự toán pháp lệnh thu ngân sách là 507,8 tỷ đồng, dự toán giao phấn đấu của tỉnh là 556 tỷ đồng, dự toán HĐND thành phố giao là 661 tỷ đồng.

Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên - Môi trường) đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất để thu ngân sách.

Thu tiền sử dụng đất có vai trò quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2020. Hiện nay, thu ngân sách từ nguồn phát triển quỹ đất đang gặp khó khăn, vướng mắc. Khó khăn lớn nhất là đấu giá quyền sử dụng đất.

Cán bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra mặt hàng lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Yên Bái cơ bản ổn định: gạo nếp Tú Lệ giá từ 37.000 - 40.000đ/kg, gạo Chiêm hương từ 16.000đ/kg, gạo Séng cù từ 21.000đ/kg - 23.000 đ/kg, thịt bò, thịt trâu loại ngon từ 240.000 - 260.000đ/kg; gà ta từ 100.000 - 120.000đ/kg....

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tạo hình sản phẩm sứ cách điện.

Tháng 9/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2534/QĐ-BCT công nhận 124 doanh nghiệp với tổng số 283 sản phẩm đạt THQG Việt Nam năm 2020, trong đó có Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục