Nghĩa Lộ: “Đích” đến 2025

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/12/2020 | 11:38:48 AM

Phát triển kinh tế nhanh, bền vững; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, khai thác hiệu quả lợi thế địa phương… là “đích” đến thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái hướng đến năm 2025.

Xòe Thái - niềm tự hào của Nghĩa Lộ. (Ảnh: Thanh Miền)
Xòe Thái - niềm tự hào của Nghĩa Lộ. (Ảnh: Thanh Miền)

Bức tranh kinh tế của Nghĩa Lộ những năm gần đây có nhiều khởi sắc. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa XIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Nghĩa Lộ cho thấy, thị xã đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế.

Bức tranh kinh tế khởi sắc

Cụ thể, tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 2.380 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng: thương mại - dịch vụ chiếm 84,03%, tăng 11,53%; công nghiệp - xây dựng chiếm 11,88%, tăng 2,58%; nông, lâm nghiệp chiếm 4,09%, giảm 14,11% so đầu nhiệm kỳ; thu nhập bình quân đầu người đạt 41,6 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015.

Đặc biệt, thương mại, dịch vụ có bước phát triển nhanh, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác cùng phát triển. Tổ chức thành công nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, khai thác hiệu quả lợi thế là trung tâm đầu mối khu vực phía Tây của tỉnh. Hệ thống các cơ sở thương mại, dịch vụ phát triển mạnh. Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tiêu dùng năm 2020 dự kiến đạt 1.735 tỷ đồng, vượt 3% mục tiêu Nghị quyết Đại hội, gấp 2,1 lần so với năm 2015 .

Dịch vụ du lịch, hạ tầng du lịch được đặc biệt quan tâm chú trọng phát triển theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng. Trên 40 cơ sở lưu trú được hình thành, với 540 phòng nghỉ, hiệu suất khai thác bình quân đạt 48%/năm; có 35 cơ sở homestay phục vụ khách du lịch, nhiều hộ làm du lịch có thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm.

Các thành phần kinh tế được quan tâm khuyến khích phát triển. Đến năm 2020, thị xã có 109 doanh nghiệp (tăng 84 doanh nghiệp so với 2015), 9 HTX (tăng 5 HTX), 251 tổ hợp tác, 2.128 hộ sản xuất kinh doanh (tăng 694 hộ).

Song nhìn một cách thực tế, bà Đỗ Thị Thanh Nga, Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ thẳng thắn cho rằng, kinh tế Nghĩa Lộ tuy phát triển nhưng chưa thực sự bền vững, chưa đều ở các ngành; chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp và Chương trình "mỗi xã một sản phẩm". Hơn nữa, công tác quản lý quy hoạch, trật tự đô thị, đất đai, tài nguyên môi trường có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác GPMB để triển khai một số công trình, dự án trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn…

Nguyên nhân cơ bản theo bà Nga là do thị xã miền núi, xa các trung tâm kinh tế lớn, hạn chế trong hội nhập và thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền có việc, có thời điểm chưa quyết liệt, sức chiến đấu của một số cấp uỷ cơ sở chưa mạnh, chậm đổi mới…

Khai thác sâu các thế mạnh

Trước xu thế phát triển, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã đặt ra mục tiêu khả thi cho nhiệm kỳ tới. Đó là phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 75 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đến năm 2025 đạt 525 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2025 đạt 410 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến năm 2025 đạt 3.050 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu hàng hóa đến năm 2025 đạt 5 triệu USD. Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt 250 tỷ đồng…

Để đạt được những chỉ tiêu trên trong nhiệm kỳ 2020- 2025, người đứng đầu chính quyền thị xã cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, Nghĩa Lộ cần tạo được một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho các thành phần kinh tế phát triển. Khai thác hiệu quả lợi thế là trung tâm các huyện phía Tây của tỉnh để phát triển thương mại, dịch vụ. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ có tiềm năng, lợi thế như: vận tải, y tế, giáo dục...

Du lịch là thế mạnh tiềm năng của địa phương, chính vì vậy Nghĩa Lộ dứt khoát phải đổi mới tư duy về phát triển du lịch. Tổ chức cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bền vững. Chú trọng cơ cấu lại thị trường khách du lịch nội địa. Đồng thời, phát triển hệ thống sản phẩm, đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng. Ứng dụng công nghệ số, tạo điều kiện khởi nghiệp sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch…

Để đạt được những chỉ tiêu trên trong nhiệm kỳ 2020- 2025, người đứng đầu chính quyền thị xã cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, Nghĩa Lộ cần tạo được một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho các thành phần kinh tế phát triển.

Song song, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thân thiện môi trường. Lãnh đạo thị xã sẽ quan tâm rà soát, sắp xếp, bố trí các khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề bảo đảm tính liên kết các nhóm ngành sản xuất tạo thành các tổ hợp có quy mô thích hợp, phát huy lợi thế, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm không gian cho phát triển đô thị, dịch vụ du lịch.

Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế như: chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, may mặc, chế biến gỗ, chế biến chè... Triển khai có hiệu quả các đề án khuyến công, quảng bá thu hút đầu tư, tạo điều kiện về mặt bằng, lao động để khuyến khích các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Đồng thời, khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ... Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giới thiệu, quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

Với khí hậu đa dạng, Nghĩa Lộ hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh học để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng đô thị và giao thông kết nối làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế vùng…
(Theo Báo Doanh nghiệp)

Các tin khác
Triển khai thử nghiệm thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài.

5 sân bay lớn gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất dự kiến đồng loạt thu phí không dừng từ ngày 5/5.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng 6 tháng cuối năm. (Ảnh minh họa)

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2024.

Người dân xã Làng Nhì chăm sóc ngô vụ xuân hè.

Dựa trên điều kiện thực tế, những năm qua, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu đã tập trung giải quyết hiệu quả những vấn đề bức thiết trong phát triển sản xuất. góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục