Loại bỏ 57 dự án, cương quyết thu hồi dự án để xảy ra mất rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/12/2020 | 11:41:41 AM

Ngành lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cương quyết đề xuất thu hồi, đưa ra khỏi quy hoạch những dự án chuyển đổi nhưng hoạt động không hiệu quả, để xảy ra tình trạng mất rừng, xâm lấn đất rừng, tạo thành điểm nóng kéo dài.

Khu vực khai thác đá của Công ty TNHH Duyên Hà gây vùi lấp 32.382m2 rừng tự nhiên thuộc TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hồi đầu năm 2020. Tuy nhiên tháng 11-2020, tỉnh Ninh Bình lại xin Bộ Nông nghiệp chuyển đổi 38ha rừng tự nhiên tại đây để khai thác đá vôi
Khu vực khai thác đá của Công ty TNHH Duyên Hà gây vùi lấp 32.382m2 rừng tự nhiên thuộc TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hồi đầu năm 2020. Tuy nhiên tháng 11-2020, tỉnh Ninh Bình lại xin Bộ Nông nghiệp chuyển đổi 38ha rừng tự nhiên tại đây để khai thác đá vôi

Thông tin này được Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết tại hội nghị tổng kết hoạt động lâm nghiệp năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 diễn ra sáng 21-12. 

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2019 tổng diện tích rừng cả nước đạt 14,6 triệuha, tăng 117.000ha so với năm 2018, trong đó rừng tự nhiên tăng 36.000ha. 

Đáng chú ý, năm 2019 có 33.200ha rừng tự nhiên bị tàn phá tại 26 tỉnh, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và miền Trung. Trong đó, mất rừng nhiều nhất xảy ra tại Đắk Lắk 11.400ha, Đắk Nông 7.100ha, Quảng Bình 3.300ha... Tuy nhiên, các địa phương này lại không làm giải trình, làm rõ nguyên nhân khi trình các cấp công bố hiện trạng rừng.

Đối với việc kiểm soát chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, từ 1-1 đến nay, Tổng cục Lâm nghiệp đã tiếp nhận, tham mưu rà soát, thẩm định 87 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng của 31 tỉnh, thành phố với tổng diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng là 13.865ha (gồm: 7.909ha rừng tự nhiên, 5.956ha rừng trồng).

Sau khi rà soát, lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Tổng cục Lâm nghiệp đã báo cáo bộ để đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 30 dự án.

"Việc chuyển mục đích sử dụng rừng đã được các bộ, ngành và chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ, rà soát, thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định của pháp luật, không để lợi dụng việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên để phá rừng, đặc biệt đối với các dự án về thủy điện", Tổng cục Lâm nghiệp nêu.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, các vi phạm được dư luận quan tâm trong năm 2020 vẫn tập trung hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép ở miền Trung và Tây Nguyên.

Điển hình là tình trạng khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật tại các huyện Kon Rẫy, Đắk Tô, Đắk Glei, tỉnh Kon Tum vào tháng 4-2020. Tình trạng phá rừng, khai thác trái pháp luật tại huyện Tây Hòa, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên vào tháng 5-2020. 

Tình trạng phá rừng tại Khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vào tháng 10-2020. Tình trạng phá rừng phòng hộ tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng vào tháng 11-2020...

Mưa lũ làm mất 116.000ha rừng

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2020 cùng với đại dịch COVID-19, ngành lâm nghiệp còn chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu gây ra do bão, mưa lớn, sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của nhân dân và tác động sâu sắc đến sản xuất lâm nghiệp.

Về thiên tai, lũ lụt, qua tổng hợp của 13 tỉnh, có 8 tỉnh bị thiệt hại về rừng với tổng diện tích là 116.954ha. Tuy nhiên, hoạt động lâm nghiệp tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành trung ương quan tâm, chỉ đạo sâu sát với quyết tâm khôi phục, bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện có.

Các địa phương đã quyết liệt, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, nhờ đó công tác lâm nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực. Nổi bật là các chỉ tiêu của ngành đều hoàn thành, đặc biệt là giá trị xuất khẩu ước đạt trên 13 tỉ USD.

Ước cả năm tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 42%, đạt mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 (42%), đạt chỉ tiêu Chính phủ giao năm 2020. Khai thác rừng trồng tập trung đạt 30 triệu m3, thu dịch vụ môi trường đạt gần 2.500 tỉ đồng.

(Theo TTO)

Các tin khác
Xòe Thái - niềm tự hào của Nghĩa Lộ. (Ảnh: Thanh Miền)

Phát triển kinh tế nhanh, bền vững; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, khai thác hiệu quả lợi thế địa phương… là “đích” đến thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái hướng đến năm 2025.

Lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn của HTX Thái Sơn (Lục Yên).

Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 tại Yên Bái đã diễn ra hoạt động trưng bày các sản phẩm đặc trưng tham gia Chương trình OCOP, du lịch nông thôn của 12 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.

Những ngày cuối năm, người dân bản Mạ Tun, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn náo nức ra quân làm đường giao thông nông thôn

Vàng trong nước và thế giới cùng lao dốc. (Ảnh minh họa)

Sáng 22/12, giá vàng trong nước đảo chiều giảm mạnh theo đà giảm của vàng thế giới lại giảm mạnh, vàng thế giới đang thấp hơn giá bán vàng SJC 3,09 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục