Văn Yên ưu tiên nguồn lực cho phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/12/2020 | 2:00:47 PM

YênBái - Để đạt 5 chỉ tiêu đề ra trong phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt; trọng tâm là ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế theo chiều sâu và tăng trưởng bền vững.

Một mô hình nuôi trâu quy mô 10 con trở lên của nông dân Văn Yên.
Một mô hình nuôi trâu quy mô 10 con trở lên của nông dân Văn Yên.

5 chỉ tiêu đề ra trong phát triển kinh tế tại Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là: giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLNTS) đến năm 2025 đạt 3.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.440 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.500 tỷ đồng; diện tích rừng trồng mới tập trung hàng năm đạt 2.000 ha, huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2025; số xã đạt chuẩn NTM đến năm 2025 là 24 xã; trong đó, số xã được công nhận đạt tiêu chí NTM nâng cao là 3 xã; số xã được công nhận đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu là 2 xã.


Để đạt được những mục tiêu này, ngay sau Đại hội, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt; trọng tâm là ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế theo chiều sâu và tăng trưởng bền vững.

Trước hết, huyện tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững gắn bảo vệ môi trường sinh thái với việc thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của huyện. 

Đồng thời, duy trì và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; trong đó, phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao với diện tích trên 1.000 ha ở các xã vùng Đại - Phú - An và xã Đông Cuông; duy trì ổn định diện tích vùng trồng sắn 3.500 ha, trọng tâm là 5 xã: An Bình, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Đông An.

Cải tạo và phát triển vùng cây ăn quả nhãn, vải tập trung tại các xã vùng thượng huyện với diện tích từ 500 ha trở lên; thực hiện chuyển đổi diện tích soi bãi, ruộng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm tại các xã ven sông Hồng, ngòi Thia… phấn đấu đến năm 2025, diện tích dâu tằm đạt 600 ha.

Ổn định diện tích quế trên 40.000 ha; quy hoạch, phát triển vùng cây dược liệu với diện tích 500 ha; phấn đấu trồng rừng tập trung hằng năm đạt 2.000 ha, duy trì độ che phủ rừng 65%. 

Trong phát triển chăn nuôi, huyện chú trọng phát triển vùng chăn nuôi lợn công nghiệp tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, đảm bảo môi trường sinh thái tại vùng Đông An; tiếp tục khuyến khích chăn nuôi trâu, bò theo hướng bán công nghiệp; đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại, khuyến khích liên kết chăn nuôi "theo hình thức gia công” tại các xã vùng thấp.

Chăn nuôi các sản phẩm đặc sản như: gà đen, vịt bầu, lợn bản địa theo hướng sinh thái tại các xã vùng cao… phấn đấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2025 đạt trên 12.500 tấn, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 37,8%.

Bên cạnh đó, huyện tập trung đầu tư phát triển công nghiệp theo chiều sâu, bền vững và nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường bằng việc thu hút và bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp.

Kêu gọi và thu hút đầu tư, tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh đối với các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, chế biến sâu, tạo ra giá trị lớn, như: chế biến gỗ ván ép nội thất cao cấp.

Chế biến sâu sản phẩm tinh dầu quế, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm vỏ quế, gỗ quế và hàng thủ công mỹ nghệ từ quế để nâng cao giá trị của cây quế; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát huy tiềm năng, thế mạnh về công nghiệp điện năng trên hệ thống ngòi Thia, ngòi Hút; thực hiện chương trình khuyến công, xây dựng các làng nghề gắn với phát triển du lịch…

Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế phục vụ tốt nhu cầu của doanh nghiệp, nhân dân và du khách thông qua việc ưu tiên nguồn lực phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ thị trấn Mậu A, phân khu chức năng nút giao IC14 và các xã trong lộ trình xây dựng lên đô thị loại V như: thị tứ Trái Hút, xã An Bình, trung tâm xã An Thịnh, Xuân Ái.

Phát triển hệ thống phân phối hiện đại như: trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị; quy hoạch các tuyến phố kinh doanh; hình thành các kho bán buôn, trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ kho bãi để phát huy lợi thế trung tâm kết nối giao thông liên kết vùng… 

Phấn đấu đến năm 2025, mỗi xã có từ 1- 2 cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn theo quy định. Đối với xuất khẩu hàng hóa, tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, thực hiện tốt xúc tiến thương mại, từng bước tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, tiềm năng, cao cấp hơn. 

Đến năm 2025, phấn đấu có 30% sản phẩm chủ lực của huyện bán ra trên thị trường được bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu có tem, nhãn truy xuất nguồn gốc; các sản phẩm chủ lực của các xã, thị trấn đều được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.

Quy hoạch các khu vực có tiềm năng, thế mạnh để thu hút đầu tư phát triển khu du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về đất và người Văn Yên; kết hợp chặt chẽ du lịch tâm linh với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng; phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo của huyện... 

Phấn đấu thu hút 1 triệu lượt khách du lịch trở lên, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 200 tỷ đồng vào năm 2025. Tập trung quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động đầu tư.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, các ngành, nghề, lĩnh vực, sản phẩm mà huyện có lợi thế, nhất là trong lĩnh vực NLNTS và tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. 

Quan tâm và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã nông nghiệp; hình thành hợp tác xã khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao; chú trọng phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ...   

Ngọc Sơn

Các tin khác

Sáng 29/12, Cục Thống kê tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh.

Bộ phận một cửa Chi cục Thuế thành phố Yên Bái ngày cuối năm tấp nập khách đến giao dịch.

Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến ngày 28/12 đạt trên 3.147 tỷ đồng, bằng 87% dự toán giao bổ sung lần 1, trong đó thu nội địa đạt trên 2.922 tỷ đồng, bằng 88% dự toán giao bổ sung lần 1; thu hải quan đạt 225,6 tỷ đồng; bằng 73% dự toán giao bổ sung.

Ông Đàm Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thái Sơn (đứng giữa) kiểm tra công đoạn đóng gói, dán tem sản phẩm dầu lạc đỏ.

Đây chính là hợp tác xã có 3 sản phẩm: lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn, dầu lạc đỏ Thái Sơn, dầu lạc trắng đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao cùng 2 sản phẩm OCOP mới là dầu vừng và dầu đỗ tương.

Năm 2020, thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành mục tiêu xây dựng xã Nghĩa Lộ, Thạch Lương, Phúc Sơn đạt các tiêu chí nông thôn mới. Trong ảnh: Hệ thống đường giao thông liên thôn trên địa bàn xã Thạch Lương đã được cứng hóa, phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của người dân.

Trong tổng số 41 chỉ tiêu, nhiệm vụ được Tỉnh ủy giao theo Chương trình hành động 190 và được UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung theo Quyết định 765/QĐ-UBND ngày 17/4/2020, thị xã có 12 chỉ tiêu vượt kế hoạch giao, 28 chỉ tiêu đạt 100% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục