Túc Đán chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/1/2021 | 7:50:51 AM

YênBái - Là xã vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân ngoài sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào chăn nuôi, hàng năm, cấp ủy, chính quyền xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu luôn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho sản xuất.

Người dân ở thôn Pa Te đảm bảo dự trữ đủ rơm khô cho đàn vật nuôi tránh rét.
Người dân ở thôn Pa Te đảm bảo dự trữ đủ rơm khô cho đàn vật nuôi tránh rét.

Ông Vàng A Giàng - Chủ tịch UBND xã Túc Đán cho biết: "Cùng với tuyên truyền thường xuyên để nhân dân chủ động tận dụng đất trống để trồng cỏ, chuối để mùa đông làm thức ăn cho gia súc thì ngay đầu mùa đông, xã đã tổ chức hội nghị chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống đói, rét cho vật nuôi để các hội, đoàn thể cùng phối hợp với trưởng thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn khô như rơm, cỏ và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ”. 

Theo đó, trong năm, xã đã phối hợp với thú y viên tổ chức tiêm phòng dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò với 950 liều; bệnh tụ huyết trùng trâu, bò với 1.930 liều; bệnh dịch tả lợn châu Phi với 410 liều; vắc - xin phòng dại ở chó trên 570 liều... 

Hiện nay, toàn xã có gần 80% số hộ dự trữ thức ăn cho vật nuôi; trong đó, 160 hộ thực hiện cây rơm khô, nhiều hộ khác dự trữ cỏ khô, trồng cỏ tươi, chuối, thức ăn tinh bột; trên 80% số hộ có chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo mái che, nền cứng khô và che chắn xung quanh giữ ấm. 

Ông Vì Văn Keo ở thôn Pa Te cho biết: "Gia đình tôi có 4 con trâu và đây là tài sản lớn nhất của gia đình nên cùng với làm chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tôi còn trồng cỏ và hàng năm toàn bộ rơm sau thu hoạch đều phơi khô để dự trữ làm thức ăn cho trâu khi mùa đông giá rét. Những ngày trời rét đậm, rét hại, sáng nào tôi cũng nấu cám hòa với nước muối ấm cho trâu uống để đảm bảo dinh dưỡng và tăng sức đề kháng chống chịu rét; không thả trâu lên đồi, chủ động đốt thêm lửa để sưởi ấm cho trâu già và nghé”. 

Nhờ chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vài năm trở lại đây, đàn đại gia súc ở xã Túc Đán phát triển khá mạnh; đồng thời, tình hình trâu, bò bị chết do đói, rét và dịch bệnh trong mùa đông đã được kiềm chế. Hết năm 2020, xã có trên 1.150 con trâu, gần 280 con bò, đàn lợn, dê trên 2.000 con và gia cầm gần 9.000 con; trong đó, gà đen 3.000 con. 

Hiện, xã có 16 hộ chăn nuôi trâu, bò với số lượng từ 10 con trở lên/hộ, điển hình như các hộ: Mùa A Lềnh ở thôn Háng Tầu với 16 con trâu, 12 con bò; Vàng A Ninh ở thôn Tống Trong có 13 con trâu, 11 con bò; Thào A Ly ở thôn Tống Ngoài có 3 con trâu, 6 con bò, trên 20 con ngựa; Hảng A Tính ở thôn Tống Ngoài có 12 con trâu, 13 con bò... Đặc biệt, trong năm 2020, xã tiếp tục thành lập được 2 tổ hợp tác chăn nuôi dê tại thôn Pa Te và 1 tổ hợp tác nuôi dúi tại thôn Tống Ngoài và đang phát triển ổn định. 

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hiện ở Túc Đán vẫn còn nhiều hộ giữ thói quen chăn thả rông trâu, bò trên bãi; trong đó, nhiều hộ có bãi chăn thả ở cách nhà hàng chục cây số nên khi thời tiết thay đổi hay có ổ dịch bùng phát không kịp di chuyển về chuồng tránh rét hoặc cách ly tránh lây lan dịch bệnh. 

Do đó, xã cũng đã quan tâm làm tốt việc nắm bắt, cập nhập về dự báo thời tiết để thông tin trước các đợt rét đậm, rét hại, mưa bão, dịch bệnh, nhất là các ổ dịch đã xảy ra ở những địa phương lân cận, giáp ranh để bà con chủ động ứng phó kịp thời. 

Bên cạnh đó, về cuối năm, do thời tiết lạnh, khô hanh, ảnh hưởng của sương muối nên phần lớn lau lách, cỏ cây bị khô lụi, dẫn đến nguồn cỏ tự nhiên cho trâu, bò thiếu, kết hợp với sự khắc nghiệt của thời tiết, nhất là thường xuyên xảy ra rét đậm rét hại và dịch bệnh... là nguyên nhân dẫn đến trâu, bò chết nên xã cũng chú trọng định hướng để nhân dân chủ động xuất bán gia súc thương phẩm, nhất là những con đã già yếu để hạn chế thấp nhất thất thoát kinh tế; đồng thời, dành điều kiện nuôi dưỡng những con nhỏ để tái đàn. 

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp từ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đến nhân dân, ngành chăn nuôi của xã Túc Đán, nhất là đại gia súc như: trâu, bò, ngựa, dê phát triển ngày một hiệu quả, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Năm 2020, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của xã đạt trên 68 tấn; trong đó, riêng trâu, bò đạt gần 50 tấn và mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân. 

Châu Á

Tags Túc Đán Trạm Tấu phòng chống rét đàn gia súc

Các tin khác
Hợp tác xã Hoa hồng Nậm Khắt đã phát huy hiệu quả trong liên kết, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, huyện Mù Cang Chải đã và đang có nhiều giải pháp khuyến khích, thành lập, đẩy mạnh phát triển các HTX, tổ hợp tác nhằm thúc đẩy nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng bền vững.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải thu hái sơn tra. (Ảnh tư liệu)

Mục tiêu chung phấn đấu của "Đề án phát triển cây táo mèo (sơn tra) tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giai đoạn 2016 - 2020” là đến năm 2020 đạt 10.000 ha, bao gồm duy trì 3.820 ha hiện có, trồng mới 6.200 ha trên đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp và đất nương rẫy kém hiệu quả.

Hán Đà đang phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, mở hướng làm giàu cho người dân

Để nâng cao đời sống cho người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xã Hán Đà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) đang nỗ lực phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng xanh, hiện đại gắn với các đề án tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển chuỗi giá trị.

Thông xe cầu Phước Lộc, huyện Nhà Bè.

Sáng 7-1, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (BDACTGT) chính thức đưa công trình xây dựng cầu Phước Lộc, nối hai xã Phước Lộc và Phước Kiển, huyện Nhà Bè vào phục vụ người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục