Nông nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/2/2021 | 8:44:32 AM

YênBái - Năm 2020, nhà nông phải đối mặt với một năm nhiều khó khăn như vậy, nhưng cơ cấu tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 vẫn đạt 22% trong cơ cấu GRDP của tỉnh, vượt 0,7% so với mục tiêu; tốc độ tăng trưởng đạt 4,62%; giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 7.746 tỷ đồng.

Cam sành Văn Chấn và Lục Yên có mặt tại Siêu thị BigC Hà Nội.
Cam sành Văn Chấn và Lục Yên có mặt tại Siêu thị BigC Hà Nội.

Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.456 tỷ đồng (trồng trọt 3.407 tỷ đồng, chăn nuôi 1.980 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp 69 tỷ đồng); lâm nghiệp đạt 1.950 tỷ đồng; thủy sản đạt 340 tỷ đồng... 

Kết quả đó, thể hiện sự nỗ lực cao độ trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đồng bộ, căn cơ từ tỉnh đến cơ sở. Sự cần cù, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới của nông dân đã đưa sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, tự cung, tự cấp đến hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực gồm: lương thực có hạt, chè, cây ăn quả, đàn gia súc chính, thủy sản, quế, sơn tra, tre măng Bát độ, dâu tằm, gỗ nguyên liệu. 

Quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa lớn như: vùng lúa chất lượng cao 3.000 ha; trồng dâu nuôi tằm trên 1.000 ha; cây ăn quả có múi gần 10.000 ha; quế 78.000 ha; vùng tre măng Bát độ 6.000 ha; trồng gỗ nguyên liệu cho chế biến trên 90.000 ha. 

Đặc biệt, ở huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải hình thành, phát triển được vùng sơn tra 10.000 ha đã và đang là cây trồng chủ lực kinh tế. Về phát triển chăn nuôi, tỉnh không có nhiều lợi thế, nhưng bằng những cơ chế, đề án cụ thể, chăn nuôi đã dần trở thành ngành kinh tế chủ lực. 

Theo đó, tổng đàn trâu, bò đạt trên 130.000 con, diện tích nuôi thủy sản đạt trên 22.500 ha và gần 2.000 lồng cá, sản lượng khai thác đạt 10.000 tấn. Từ thiếu đói lương thực kinh niên ở vùng cao thì nay an ninh lương thực không chỉ đảm bảo vững chắc mà còn có hàng chục nghìn tấn lương thực làm hàng hóa mỗi năm. Gạo đặc sản Bạch Hà huyện Yên Bình, gạo Séng cù ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, Chiêm hương ở huyện Văn Yên, Lục Yên, nếp Tú Lệ ở huyện Văn Chấn đã chinh phục người tiêu dùng khó tính. 

Cùng với việc đẩy mạnh thâm canh sản xuất lương thực, tỉnh không ngừng mở rộng diện tích cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi, với diện tích gần 10.000 ha, sản lượng đạt trên 53.000 tấn; trong đó, sản phẩm cam huyện Văn Chấn, Lục Yên được đăng ký nhãn hiệu tập thể và đã vào được các siêu thị lớn ở Hà Nội. Hàng trăm héc - ta cây ăn quả đã được nông dân Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên... sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, VietGAP... 

Qua đó, cho thấy diện tích cây ăn quả ngày càng được mở rộng cả về diện tích, chất lượng và giá trị, góp phần nâng cao đời sống người dân. Nhờ vậy, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt năm 2020 đạt trên 65 triệu đồng/ha, tăng 10,76 triệu đồng so với năm 2015; chăn nuôi thủy sản đạt 200 triệu đồng/ha; vùng trồng dâu nuôi tằm đạt 220 triệu đồng/ha... 

hiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao như: quế, chè, tinh bột sắn, măng và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 30 - 40 triệu USD/năm (chiếm từ 30 - 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh). 

Sản xuất nông nghiệp đã kéo theo sự thay đổi nhận thức của nông dân từ quảng canh, quy mô nhỏ, lẻ sang thâm canh và quy mô lớn, tập trung thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn. Các hình thức sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu đi theo hướng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, VietGAP, GlobalGAP, Organic (hữu cơ)… đã được các tổ chức, cá nhân quan tâm, áp dụng ngày một nhiều. 



Đồng chí Chu Đình Ngữ - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và tặng quà nhân dân thôn Làng Mới, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên.  (Ảnh: Quang Thiều) 

Nông nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới không ngừng. Những vùng quê núi heo hút nay đã thành những vùng quê đáng sống. Phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân và XDNTM không chỉ mới về hạ tầng nông thôn, mà còn mang đến diện mạo mới cho các vùng quê, thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hết năm 2020, tỉnh có 76 xã đạt chuẩn NTM; có 31 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chiếm 20,6%; có thêm 21 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu, 4 xã đạt xã NTM kiểu mẫu, 11 xã đạt xã NTM nâng cao. 

Đầu năm 2020, huyện Trấn Yên vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM; thành phố Yên Bái hoàn thành nghĩa vụ XDNTM. NTM làm nên sự đổi thay rõ nét trên các vùng quê. Nhân dân được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ công, môi trường sống ngày càng cải thiện. 

Đặc biệt, không chỉ ở xã đạt chuẩn NTM mà hầu hết các xã từ vùng thấp đến vùng cao đều tập trung phát triển nông lâm nghiệp hàng hóa đặc trưng theo chuỗi giá trị, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Phong trào xây dựng, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai mạnh mẽ. Tính riêng năm 2020, đã có 53 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, đưa tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh lên 80 sản phẩm; trong đó, có 6 sản phẩm đạt 4 sao, 74 sản phẩm 3 sao. 

Năm 2021 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật nông thôn đáp ứng phát triển sản xuất hàng hóa lớn và ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; ưu tiên doanh nghiệp phát triển theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển mạnh các sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm hàng hóa đáp ứng xuất khẩu và các sản phẩm nội tiêu; mở rộng sản xuất nông sản hàng hóa nguyên liệu theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, gắn với XDNTM và phát triển du lịch, dịch vụ. 

Hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại nông sản trong, ngoài nước, nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc sản có khối lượng hàng hóa lớn… 
Với những giải pháp, hướng đi căn cơ, bài bản trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong tỉnh chắc chắn sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu mới.

Thanh Phúc

Các tin khác
Giá vàng tiếp tục giảm.

Giá vàng trong nước tiếp đà giảm khi sáng nay (5-2) hạ thêm 90.000-150.000 đồng/lượng ở chiều bán, có nơi niêm yết dưới mức 56,6 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo Sở Tài chính khen thưởng cán bộ, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2020.

Thực hiện nhiệm vụ điều hành ngân sách trong một năm đầy khó khăn nhưng với quyết tâm cao cùng nhiều giải pháp linh hoạt, ngành tài chính tỉnh đã cân đối tốt nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Hà Đức Anh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện trao đổi với cán bộ Công ty TNHH Hương vị gia Sơn Hà, xã Yên Hợp.

Năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ 2015 - 2020, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và của Đảng bộ huyện.

Người dân mua sắm hàng hóa phục vụ tết.

Các siêu thị, cửa hàng tiện ích, đại lý... trên địa bàn thành phố Yên Bái, hàng hóa đã tăng đáng kể với sự đa dạng trong chủng loại, mẫu mã, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục