Trấn Yên phát huy tốt lợi thế đất rừng

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/3/2021 | 1:55:02 PM

YênBái - Với lợi thế có diện tích đất lâm nghiệp lớn, những năm qua, huyện Trấn Yên xác định kinh tế rừng là thành phần quan trọng trong nội ngành nông nghiệp.

Nông dân xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên trồng rừng vụ xuân.
Nông dân xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên trồng rừng vụ xuân.

Sau 20 năm hạ sơn, gia đình anh Sổng A Dũng, dân tộc Mông ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã nhận đất rừng để trồng trên 15 ha quế, 2 ha tre măng Bát độ, 1 ha cây ăn quả. Từ chặt tỉa và tận thu cành lá quế mỗi năm cũng cho anh thu vài chục triệu đồng; tổng giá trị từ rừng đạt vài tỷ đồng.

Anh Sổng A Dũng cho biết thêm: "Từ chặt tỉa cây con, cành lá mỗi năm gia đình thu khoảng 40 - 50 triệu đồng, năm nào khai thác trắng diện tích đến tuổi cũng được vài trăm triệu đồng và nếu tính tất cả giá trị kinh tế rừng của gia đình cũng có vài tỷ đồng”. 

Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, những năm qua, xã Hồng Ca xác định phát triển rừng theo chuỗi giá trị liên kết là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, bình quân hàng năm giá trị thu từ rừng của Hồng Ca đạt trên 80 tỷ đồng. 

Từ rừng đã góp phần cung cấp nguyên liệu chế biến cho doanh nghiệp trong và ngoài xã; đồng thời, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động, góp phần giúp địa phương giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, Hồng Ca đang xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ trên diện tích 2.000 ha. 

Ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã cho hay: "Hồng Ca phấn đấu đến năm 2023, sẽ được công nhận 1.500 ha quế hữu cơ để nâng cao giá trị của cây quế và đáp ứng hàng hóa xuất khẩu”.

Với lợi thế là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn, những năm qua Trấn Yên vẫn xác định kinh tế rừng là thành phần quan trọng trong nội ngành nông nghiệp. 

Vì vậy, cơ cấu trồng rừng của huyện có sự chuyển dịch tích cực. Đến nay, huyện đã hình thành được các vùng trồng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với bao tiêu sản phẩm, chế biến như: vùng tre măng Bát độ trên 3.570 ha, hơn 16.000 ha quế và hơn 26.000 ha cây nguyên liệu giấy ở tất cả các địa phương trong huyện. 

Năm 2020, nhân dân trồng thay thế trên 2.900 ha rừng các loại; nhiều địa phương trồng rừng đạt và vượt kế hoạch giao; cơ cấu rừng căn bản được chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. 

Mọi sản phẩm lâm nghiệp đều gắn với công nghiệp chế biến, góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp và kích thích người dân gắn bó đầu tư trồng rừng. 

Năm 2021, huyện Trấn Yên phấn đấu trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, gồm: trồng mới 125 ha tre măng Bát độ và 1.300 ha quế; trong đó, huyện quyết tâm xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ 8.000 ha tại 12 địa phương (gồm 2.200 ha đạt tiêu chuẩn quốc tế, 4.000 ha tại 8 địa phương được cấp chứng chỉ rừng FSC). 

Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre măng Bát độ; rà soát, kiểm tra chất lượng giống ở 373 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp; làm tốt việc chuẩn bị quỹ đất trồng rừng. 

Chỉ tính riêng sau lễ phát động trồng cây đầu xuân Tân Sửu 2021 tại các địa phương trong huyện, đến nay, nhân dân đã trồng được 877 ha rừng tập trung và 611.000 cây phân tán, đạt 54% kế hoạch năm 2021. 

Ông Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trấn Yên cho biết: "Hạt Kiểm lâm đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng, cách lựa chọn các giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để khi đưa vào trồng cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chỉ đạo cán bộ địa bàn phối hợp với chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân phát dọn thực bì để vụ xuân phấn đấu trồng đạt 75 - 80% kế hoạch của năm 2021”.

Thanh Hùng (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Trấn Yên Hồng Ca đất rừng khai thác trắng trồng rừng

Các tin khác

Sau hơn 8 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Yên Bái đã có 56.332 hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi.

Vụ xuân năm nay, huyện Văn Chấn gieo cấy có kế hoạch gieo cấy trên 2.680 ha với cơ cấu giống lúa lai chiếm trên 45% diện tích, lúa thần 55% diện tích. Đến nay, nông dân trong huyện đã làm đất, gieo mạ đủ 100% diện tích; gieo cấy được trên 2.400 ha, đạt gần 90% diện tích.

Cùng với cả nước, từ ngày 1/3/2021, tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện Tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Đây là một trong những cuộc tổng điều tra được triển khai 5 năm một lần, có quy mô lớn và độ phức tạp nhất của ngành thống kê. Để tìm hiểu rõ hơn về cuộc Tổng điều tra, phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Bích Diệp - Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Yên Bái.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên kiểm tra sâu bệnh hại trên cây lúa.

Vụ xuân năm nay, huyện Trấn Yên gieo cấy gần 2.300 ha lúa nước và kế hoạch năm 2021 trồng 125 ha cây dâu tằm, 2.750ha rừng, trong đó có 125ha tre Bát Độ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục