Lần đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã nghiên cứu thành công và làm chủ công nghệ nhân bản lợn ỉ.
|
Cách đây vài ngày, 4 chú lợn con đã chào đời khỏe mạnh.
|
Được sự quan tâm đặc biệt và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, từ tháng 7/2020, Viện chăn nuôi đã tổ chức triển khai Đề tài "Nghiên cứu tạo lợn ỉ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma” thuộc "Chương trình trọng điểm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” với đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu trong chuyên môn hẹp, có nhiều kinh nghiệm, cùng với sự đam mê và tinh thần trách nhiệm cao đã triển khai thực hiện nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ tạo động vật nhân bản bằng cấy chuyển nhân tế bào soma.
Theo tiến sĩ Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, tuy điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, các nhà khoa học vẫn nỗ lực vượt qua để nghiên cứu, ứng dụng và thực hiện thành công công nghệ nhân bản động vật.
Đó là các quy trình: tạo dòng "tế bào cho" từ mô tai lợn ỉ sử dụng trong quá trình cấy chuyển nhân tế bào cho và tạo phôi lợn nhân bản; tạo dòng "tế bào nhận" có màng sáng hoặc không có màng sáng được sử dụng cho quá trình cấy chuyển nhân tế bào và tạo phôi lợn nhân bản; cấy chuyển nhân tế bào cho và tạo phôi lợn nhân bản với tỷ lệ tạo phôi nang lợn ỉ nhân bản đạt cao; cấy chuyển phôi lợn nhân bản.
Ưu điểm của phương pháp này dễ thao tác khi cấy chuyển nhân "tế bào cho”, tạo được nhiều phôi trong thời gian ngắn. Mặt khác, việc cấy chuyển phôi lợn 5 - 6 ngày tuổi đã nâng cao tỷ lệ thụ thai từ 24% (ở mức trung bình trên thế giới) lên 61%. Chính vì vậy, ngày 10/3 đã có 4 con lợn ỉ nhân bản ra đời, khỏe mạnh và phát triển tốt.
Thành tựu nổi bật này đã mở ra các hướng nghiên cứu mới về: Ứng dụng công nghệ nhân bản động vật trong chọn giống; bảo tồn các loài động vật có giá trị cao, động vật quý hiếm; kết hợp công nghệ nhân bản động vật với công nghệ chỉnh sửa gen để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo ra những con lợn nhân bản theo ý muốn, phục vụ cho việc cấy ghép nội tạng trong tương lai.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường - Bộ NN&PTNT đánh giá cao nhóm nghiên cứu của Viện Chăn nuôi đã chọn đúng đối tượng vì con lợn vẫn là đối tượng chiếm tỷ trọng chính trong thực phẩm Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là con cần phục hồi vì đây là đặc sản, đặc hữu của Việt Nam.
"Các nhà khoa học vừa sáng tạo, vừa kiên trì tận dụng tốt những thành tựu của thời đại biến thành kết quả của Việt Nam trong điều kiện trang thiết bị, vật chất rất hạn chế", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
(Theo VTV)
Hiện nay, gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan ở thị trường trong nước khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận, không biết đâu là thật, là giả.
Bộ Công Thương vừa hoàn tất kiểm tra hoạt động đối với 10 doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu. Dự kiến khoảng 5 DN sẽ bị rút giấy phép vì vi phạm Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.
Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tại Quyết định số 08/2007/QĐ-TTg ngày 12/1/2007 và Quyết định số 1766/QĐ-TTg ngày 10/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn vốn chính sách trở thành đòn bẩy giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11-3-2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28-7-2010 của Thủ tướng Chính phủ.