Bình Thuận phát huy nội lực

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/3/2021 | 1:53:43 PM

YênBái - Về xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, chúng tôi cảm nhận bộ mặt nông thôn mới đang thay da đổi thịt từng ngày. Có kết quả này, chính là sự năng động, sáng tạo của người dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đặc biệt, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò tiên phong của người đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội.

Vùng chè thâm canh ở xã Bình Thuận với diện tích hơn 250 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 3.700 tấn/năm.
Vùng chè thâm canh ở xã Bình Thuận với diện tích hơn 250 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 3.700 tấn/năm.

Những năm trước đây, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội ở xã Bình Thuận thường khó hoàn thành; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo của xã trước năm 2019 chiếm trên 60%; cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhờ tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh địa phương, tuyên truyền xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại của một bộ phận người dân vào Nhà nước, nên đời sống của nhân dân chuyển biến rõ nét. 

Ông Đặng Văn Thông - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đát Tờ vui mừng cho biết: "Trước đây, đời sống của 87 hộ dân trong thôn khó khăn lắm, nhưng mấy năm gần đây, nhờ ánh sáng của Đảng soi đường; phát huy được các lợi thế của thôn, nhất là trồng chè, cây ăn quả kết hợp với trồng rừng nên đời sống nhân dân ngày càng đi lên. Hiện, thôn còn 5 hộ nghèo và được xã chọn để xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021”. 

Qua tìm hiểu, sự đổi thay của thôn Đát Tờ chính là nhận thức, tư duy của người dân được thay đổi, nâng cao. Các đảng viên, nhất là người đứng đầu thôn luôn gương mẫu trong phát triển kinh tế để người dân học tập noi theo. 

Ông Vũ Văn Hiếu, thôn Đát Tờ bày tỏ: "Nhiều năm trước, tôi và một số hộ vẫn còn tư tưởng trông chờ vào Nhà nước. Tuy nhiên, khi nhận ra địa phương mình còn nhiều tiềm năng, gia đình đã quyết định trồng trên 3.000 gốc cam kết hợp chăn nuôi, nên gia đình không những thoát nghèo mà còn làm giàu bền vững”. 

Tuy là xã đặc biệt khó khăn nhưng Bình Thuận là địa phương có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại cây trồng như chè và trồng rừng... đem lại hiệu quả cao về kinh tế. 

Đồng chí Nguyễn Cao Cường - Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch UBND xã Bình Thuận cho biết: "Trong những năm qua, cùng với cây lúa, Đảng bộ xã luôn xác định chè là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, hàng năm, Đảng bộ đã chỉ đạo nhân dân tích cực đầu tư thâm canh chăm sóc, cải tạo diện tích chè già cỗi bằng các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, LDP2… theo hướng tập trung”. 

Hiện, xã Bình Thuận đã hình thành được khu vực chuyên canh cây chè với diện tích hơn 250 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 3.700 tấn/năm. Nhờ cây chè, nhiều hộ ở Bình Thuận không những thoát nghèo và còn vươn lên làm giàu bền vững. Tiêu biểu như hộ ông Đặng Văn Thông, ông Đỗ Tuấn Lương… ở thôn Đát Tờ. 

Bình Thuận cũng đã quy hoạch, hình thành được 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm, đó là vùng thôn Kiến Rịa, thôn Đát Tờ trồng chè và cây ăn quả với tổng diện tích  200 ha; trong đó, cây ăn quả 150 ha và 50 ha chè thâm canh; vùng phát triển cây lâm nghiệp gắn với chăn nuôi đại gia súc ở thôn Rẹ, thôn Quăn 4 với diện tích 779 ha; trong đó, trồng quế hơn 520 ha và vùng thứ 3 là phát triển dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng các cơ sở sản xuất, kinh doanh… tập trung ở thôn Trung Tâm. 

Lý giải về việc mạnh dạn phân vùng trong sản xuất, kinh doanh mà không phải địa phương nào cũng làm được, Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Cao Cường khẳng định: "Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, nhất là thổ nhưỡng của từng thôn, từng vùng để xã cụ thể hóa việc quy hoạch vùng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân”. Việc làm này của Đảng bộ, chính quyền xã được nhân dân đồng tình ủng hộ. 

Ông Hoàng Đình Trang - Bí thư Chi bộ thôn Rịa 1 cho biết: "Cả thôn có 136 hộ, thì hầu hết các hộ trong thôn đều trồng quế và cây lâm nghiệp. Người dân trong thôn rất phấn khởi khi xã quy hoạch các vùng để phát triển kinh tế tập trung. Nhờ quy hoạch rõ vùng, rõ cây nên bây giờ đầu ra cho sản phẩm dễ dàng hơn, đời sống của người dân trong thôn ngày càng khởi sắc". 

Nhờ tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật đầu tư thâm canh có chiều sâu cho phát triển nông lâm nghiệp, đến nay, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15%; 50% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa… Đó là những tiền đề quan trọng để Bình Thuận cán đích nông thôn mới vào năm 2023.

Văn Tuấn

Tags Bình Thuận Văn Chấn vùng chè vùng cây ăn quả

Các tin khác
Nông dân xã Vĩnh Kiên vay vốn từ NHCSXH nuôi trâu

Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đã thực hiện tốt việc phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

NHNN hủy phiên đấu thầu vàng miếng ngày 25-4

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị duy nhất nộp phiếu dự thầu.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục