CPTPP thúc đẩy thương mại Việt Nam - Canada

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/3/2021 | 2:34:32 PM

Sau 2 năm thực thi CPTPP, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Canada đã đạt con số kỷ lục 8,9 tỷ USD.

Việt Nam nằm trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất vào Canada với 4,4 tỷ USD. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Việt Nam nằm trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất vào Canada với 4,4 tỷ USD. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Kết quả này càng có ý nghĩa trong bối cảnh năm qua dịch COVID-19 có nhiều biến động phức tạp. Đây là những nội dung đáng chú ý vừa được công bố tại Hội thảo Quan hệ thương mại Việt Nam - Canada do Đại sứ quán Canada tổ chức sáng nay (23/3) tại Hà Nội.

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Canada đạt 8,9 tỷ USD là một con số ấn tượng, ghi dấu mốc tăng trưởng gần 40% so với trước khi có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Đặc biệt, dù 2020 là năm chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID 19 nhưng thương mại song phương vẫn tăng tới 12%. Đây được xem như con đường cao tốc thương mại giữa Việt Nam với Canada và toàn bộ thị trường Bắc Mỹ.

Doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng thị trường này với nhiều mặt hàng tăng trưởng mạnh như: điện thoại di động, giày dép, đồ nội thất và may mặc, thủy sản, hoa quả…, qua đó giúp Việt Nam nằm trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất vào Canada với 4,4 tỷ USD.

Tuy nhiên thị phần của các sản phẩm Việt Nam tại Canada vẫn còn tương đối nhỏ, dư địa cho các sản phẩm nông nghiệp còn khá nhiều.

Ở chiều ngược lại, hàng hóa Canada vào Việt Nam có phần khiêm tốn hơn, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên các mặt hàng chất lượng cao như thiết bị máy móc phục vụ cho xuất khẩu, mặt hàng tiêu dùng như: thịt bò, lợn, sữa.. vẫn đang rất tiềm năng với thị trường tiêu dùng mở và năng động của Việt Nam.

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP nhìn chung vẫn thấp khi chỉ chiếm vài %, do vậy vẫn còn rất nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu và điều này phụ thuộc rất lớn vào sự chủ động tìm hiểu của doanh nghiệp.

(Theo VTV)

Các tin khác
Nông dân huyện Văn Chấn tích cực trồng rừng vụ xuân 2021.

Tranh thủ thời tiết nắng ấm, hàng trăm hộ ở xã An Lương, huyện Văn Chấn tập trung dọn thực bì, đào hố trồng rừng. Ông Hoàng Văn Cội - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Phát huy tiềm năng, lợi thế đất rừng, năm 2021, xã chỉ đạo nhân dân trồng mới trên 205 ha rừng; trong đó, quế 130 ha, số còn lại là keo, bồ đề. Nhờ trồng rừng, đời sống của nhân dân ngày càng khởi sắc”.

Xã Mồ Dề có nhiều mô hình chăn nuôi trâu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Cách trung tâm huyện hơn 3 km, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải 99% dân số là người Mông với 828 hộ, trên 4.600 nhân khẩu, sinh sống tại 8 bản.

Người dân xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên chuẩn bị giống để trồng mới cây lá khôi.

Nhiều hộ gia đình ở xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên từ những năm 2000 đã đưa cây lá khôi (khôi nhung) vào trồng. Đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, loại cây này đã và đang trở thành cây trồng hàng hóa, giúp người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương.

Cần đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng và giá trị măng tre Bát độ. Trong ảnh: Người dân huyện Trấn Yên sơ chế măng sau thu hoạch.

Còn nhớ, những năm 1999 – 2000, anh Trần Đức Lâm – một kỹ sư gắn bó với sản xuất nông nghiệp của Trấn Yên, rồi giữ chức Chủ tịch UBND huyện và sau này là Phó giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn đã nói với tôi rằng: “Huyện đã lựa được cây trồng phù hợp cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đó là cây tre măng Bát độ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục