Việt Nam có 6 tỷ phú đô la

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/4/2021 | 7:57:33 AM

Chưa khi nào Việt Nam lại có nhiều cái tên xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes đến vậy.

6 tỷ phú đô la của Việt Nam
6 tỷ phú đô la của Việt Nam

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách các tỷ phú trên thế giới năm 2021. Đáng chú ý trong danh sách của Forbes xuất hiện 6 cái tên đến từ Việt Nam gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.



Trong 6 cái tên nói trên, ông Phạm Nhật Vương đứng đầu với khối tài sản ròng được Forbes định giá là 7,3 tỷ USD, đứng thứ 344 thế giới. Đây là năm thứ 9 liên tiếp, ông Vượng có tên trong danh sách của Forbes. Năm ngoái, ông Vương xếp hạng 286 với khối tài sản 5,6 tỷ USD.

Tiếp sau ông Vượng, người giàu thứ 2 Việt Nam là CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo. Đây là năm thứ 5 bà Thảo góp mặt trong danh sách của Forbes. Năm nay, khối tài sản của bà Thảo được Forbes định giá ở mức 2,8 tỷ USD - đứng thứ 1.111 thế giới.

Ví trí thứ 3 thuộc về Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long. Forbes ước tính ông Long đang sở hữu 2,2 tỷ USD, xếp hạng 1.444 trên toàn cầu.

Tiếp sau ông Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương có cùng giá trị tài sản 1,6 tỷ USD - cùng đứng ở vị trí 1.931 trong danh sách của Forbes.

Cái tên cuối cùng là Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang với khối tài sản 1,2 tỷ USD, xếp hạng 2.378 thế giới.

Năm nay theo danh sách của Forbes, thế giới có đến 2.755 tỷ phú - tức tăng đến 660 tỷ phú so với năm 2020. Mỹ dẫn đầu với 724 tỷ phú, xếp sau là Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong và Macao) với 698 tỷ phú. Đáng chú ý năm nay có đến 493 tỷ phú lần đầu xuất hiện trong danh sách của Forbes.

Không chỉ tăng về lượng, danh sách tỷ phú 2021 của Forbes còn tăng đáng kể về "chất”. Theo đó, tổng tài sản của các tỷ phú năm 2021 đã lên mức 13,1 nghìn tỷ USD - tăng mạnh so với mức 8 nghìn tỷ USD của năm 2020.
(Theo VTV)

Các tin khác
Nhân dân huyện Trạm Tấu được tập huấn kỹ thuật với cây trồng mới.

Những năm qua, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó, tạo đà cho hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu.

Nhân dân đến Ngân hàng Agribank Chi nhánh Trạm Tấu giao dịch vốn.

Trong quý I/2021, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo thanh khoản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. Các lĩnh vực dư nợ tập trung gồm: cho vay nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Người dân thôn Giằng Pằng, xã Sùng Đô thu hái chè Shan tuyết.

Huyện Văn Chấn hiện đã hình thành các vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung; các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi được triển khai thực hiện; một số sản phẩm chè được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao như: chè Shan tuyết Suối Giàng, chè trắng Giằng Pằng; trong đó có 4 sản phẩm chè được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên phối hợp với cán bộ và người dân xã Nà Hẩu tuần tra, bảo vệ rừng nguyên sinh.

Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và là nơi định cư lâu đời của các dòng họ người Mông. Tuy cuộc sống còn nghèo khó nhưng hàng ngày, người Mông Nà Hẩu vẫn luôn bảo vệ rừng (BVR) xanh nguyên sinh như bảo vệ ngôi nhà của mình…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục