Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/5/2021 | 7:47:20 AM

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, còn Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức giá cao kỷ lục, năm 2020 xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức giá cao kỷ lục, năm 2020 xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trong năm 2021.

Theo USDA, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu dự kiến vào khoảng 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.

Một số thị trường dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (tăng 13%), Côte d'Ivoire (tăng 9,1%), Ghana (tăng 5,6%) và Liên minh châu Âu (EU) (tăng 2,1%).

Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm 2021 với 2,9 triệu tấn, đứng thứ hai là EU với 2,45 triệu tấn và thứ ba là Philippines với 2,2 triệu tấn. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.

Phân tích về các nước xuất khẩu gạo, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020; Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn.

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 3,07 tỷ USD, giảm 3,5% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với năm 2019.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,89 triệu tấn gạo. Do giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức cao, đạt trung bình 534 USD/ tấn, tăng 13,4% so với giá cùng kỳ năm ngoái nên tuy giảm 10,8% về lượng nhưng tổng doanh thu xuất khẩu vẫn đạt 1,01 tỷ USD, tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn.

Cùng với đó, người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường như EU, Hàn Quốc, Mỹ.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh, nhiều hộ dân có điều kiện phát triển đàn gia súc, gia cầm.

Giai đoạn 2016 - 2020, từ đề án, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn đã đẩy mạnh việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Quy mô đàn gia súc chính, gia cầm đều tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chiếm 37% giá trị sản xuất nông nghiệp vào cuối năm 2020.

Dịch bệnh trở lại, nhiều hành khách có nhu cầu đổi, hoàn tiền vé tăng mạnh, hàng không cập nhật chính sách mới

Các hãng bay đều công bố chính sách đổi, hoàn vé cho khách, áp dụng cho các hành trình bay từ nay đến hết ngày 31-5. Trong đó, trừ một số đối tượng khách được miễn phí hoàn vé, hầu hết khách đổi, hoàn vé đều phải chịu phí.

Cục Quản lý giá sẽ chủ động dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường, nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Ngành đường sắt tạm dừng hàng loạt tàu do ảnh hưởng dịch COVID-19. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống.

Ngành đường sắt cho biết, tuyến đường sắt Bắc - Nam chỉ còn tàu khách Thống nhất sau khi tạm dừng hàng loạt tàu do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục