Yên Bái đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối mở rộng thị trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/6/2021 | 7:48:45 AM

YênBái - Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để kích cầu tiêu dùng, quảng bá sản phẩm thế mạnh của tỉnh đến người tiêu dùng…

Các sản phẩm của Yên Bái tham gia trưng bày tại Hội chợ kinh tế thương mại biên giới Trung - Việt tổ chức tại tỉnh Lào Cai.
Các sản phẩm của Yên Bái tham gia trưng bày tại Hội chợ kinh tế thương mại biên giới Trung - Việt tổ chức tại tỉnh Lào Cai.

Năm 2020, đã tiếp nhận và theo dõi 15 hội chợ thương mại trên địa bàn tỉnh thu hút sự tham gia của 660 doanh nghiệp với 770 gian hàng trưng bày. Thông qua các hội chợ, đã có trên 175.000 lượt khách đến giao dịch, thăm quan, mua sắm với trị giá hàng hóa bán ra khoảng trên 83 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, Sở đã  phối hợp với các địa phương tập hợp các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh tham gia 8 hội chợ tổ chức tại các tỉnh, thành phố: Sơn La, Thái Bình, Đà Nẵng, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Các sản phẩm của các doanh nghiệp Yên Bái tham gia hội chợ đều được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã đẹp và giá cả cạnh tranh. 

"Đưa hàng Việt về miền núi” trên địa bàn tỉnh, Sở đã tổ chức 5 chương trình đưa hàng Việt tới huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và huyện Lục Yên. Ngoài ra, hàng năm Sở còn tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu tỉnh Yên Bái và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm tại các địa phương trong cả nước. 

Dấu ấn đậm nét là đã đưa các sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng thủ đô thông qua việc triển khai các tuần hàng giới thiệu sản phẩm đặc sản tại hệ thống Siêu thị Hapromart và Big C Hà Nội. 

Đến nay, nhiều sản phẩm đặc sản đã được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị như: Miến đao Giới Phiên, măng nứa khô, mật ong Mù Cang Chải, trà quế, chè Suối Giàng, khoai Lục Yên, cam Văn Chấn, cam Lục Yên, bưởi Đại Minh. Thông qua các kênh xúc tiến thương mại kể trên, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đưa được các sản phẩm chủ lực của địa phương dần chiếm lĩnh thị trường nội địa. 

Bà Hoàng Thuyết Lập - Giám đốc HTX Cam sành huyện Lục Yên cho biết: "Hợp tác xã đã tham gia tích cực các hoạt động xúc tiến thương mại do Sở Công Thương kết nối. Thông qua đó, đã hỗ trợ đơn vị rất nhiều trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm cũng như học hỏi thêm được ý tưởng mới, cách làm hay trong kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng bền vững thương hiệu. Hiện nay, sản phẩm cam sành của HTX đã có mặt tại Hà Nội, Lào Cai, Lai Châu”.  

Bên cạnh giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa, để quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh, Sở Công thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. 

Đến nay, đã xây dựng được 3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Trung tâm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn; 1 điểm tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên; 1 điểm tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên. 

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã  giúp người tiêu dùng có thêm cơ hội tiếp cận các sản phẩm chất lượng của tỉnh.  Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, theo ông Trịnh Văn Thành – Phó Giám đốc Sở Công thương, Sở sẽ chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, các ngành liên quan, các tổ chức, các hiệp hội... để tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; vận động và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng hóa thương hiệu Việt, bán hàng bình ổn thị trường để phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa. 

Đồng thời, xây dựng chương trình đưa hàng Việt về khu công nhân, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Văn Thông

Tags Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Đưa hàng Việt về miền núi

Các tin khác
Đồng chí Bùi Thành Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh (bên trái) kiểm tra sinh trưởng của tre măng Bát độ trồng mới ở thôn Khe Ngang.

Năm 2021, xã Hưng Khánh được huyện Trấn Yên giao trồng mới 20 ha tre măng Bát độ theo kế hoạch. Đầu tháng 3, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức ra quân thực hiện.

Ảnh minh họa.

Vụ mùa năm 2021, huyện Trấn Yên có kế hoạch gieo trồng 2.250 ha cây lương thực có hạt; trong đó, 1.995 ha lúa và 255 ha ngô để phấn đấu sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 25.210 tấn.

Tất cả các xe ra vào các sân bay vẫn sẽ bị mất phí, kể cả xe vào dưới 10 phút như đề xuất của Bộ GTVT.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa hoàn thiện phương án thu phí dịch vụ dừng, đỗ xe ô tô để đón, trả hành khách tại các cảng hàng không.

Mặc dù dịch bệnh Covid -19 có những diễn biến phức tạp song các chi, đảng bộ trong doanh nghiệp thuộc Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đã linh hoạt, chủ động chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa ưu tiên phòng chống dịch bệnh Covid -19, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước và các chế độ đối với người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục