Văn phòng Bộ Công thương cho biết, vào khoảng 21 giờ ngày 12-6, lô vải thiều xuất khẩu chính ngạch đầu tiên của Việt Nam đã hạ cánh sân bay Charles de Gaulle của Pháp.
|
Tối qua 12-6 theo giờ Việt Nam, lô vải thiều đầu tiên đã có mặt tại sân bay của Pháp mở đầu cho việc khai thông thị trường này.
|
Thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, ngày 12-6, lô hàng 1 tấn vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc "itrace247” do Cục Xúc tiến thương mại phát triển đã được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không.
Đây cũng là lô hàng hóa xuất khẩu theo chính sách ưu đãi thuế quan của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), được thực hiện nhờ sự hiệp lực của Thương vụ Việt Nam tại Pháp và Cục Xúc tiến thương mại.
Ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài suốt hơn 1 năm qua và đang diễn tiến phức tạp tại Việt Nam, đơn hàng vải thiều tới từ một đối tác uy tín tại Pháp đã xóa bỏ những nghi ngờ về năng lực cung cấp của Việt Nam, khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng trái vải Việt Nam nói riêng và hàng Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Với tem truy xuất nguồn gốc "itrace247” của Cục Xúc tiến thương mại, người tiêu dùng tại Pháp có thể lập tức tiếp cận thông tin sơ bộ về nhà xuất khẩu, quy trình chế biến hay các chứng nhận chất lượng của nhà xuất khẩu, toàn bộ lịch trình chi tiết từ quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói...
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, công tác quảng bá về trái vải Việt Nam tại thị trường Pháp nói riêng và EU nói chung hết sức quan trọng. Hiện chưa có nhiều người Pháp biết đến hương vị thơm ngon đặc trưng của trái vải thiều Việt Nam.
Theo báo cáo, thị trường châu Âu tiêu thụ khoảng 20.000 - 25.000 tấn vải nhập khẩu mỗi năm và Madagasca là nơi cung cấp sản lượng lớn nhất cho EU (khoảng 15.000 tấn, phần lớn cho thị trường Pháp).
Hiện nay, Pháp là thị trường nhập khẩu trái vải đầu vào cho châu Âu. Một phần không nhỏ vải nhập khẩu vào Pháp thông qua đường hàng không.
Số liệu nêu trên cho thấy tiềm năng cho trái vải Việt Nam tại thị trường Pháp rất lớn. Lâu nay, vải Việt Nam vào Pháp chủ yếu qua các kênh nhập khẩu số lượng nhỏ, nhập khẩu chung với các loại trái cây khác hoặc đưa vào Pháp từ các nước châu Âu khác và gần như chưa được phân phối tại hệ thống siêu thị lớn tại Pháp.
(Theo SGGP)
Tuần qua, giá lợn hơi trên cả 3 miền biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, hiện được thu mua trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg. Theo Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nếu tình hình dịch ở người và động vật đều được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng phục hồi thì sang quý III chắc chắn giá lợn hơi sẽ tăng trở lại.
Giá vàng chốt tuần ở mức thấp sau khi biến động đan xen xoay quanh nỗi lo về lạm phát.
Mặc dù giá gạo Việt Nam giảm nhẹ, song các khách hàng đang tìm kiếm gạo từ các nhà xuất khẩu Thái Lan do giá gạo nước này đang được chào bán thấp hơn.
Nông sản từ những tỉnh có dịch COVID-19 sẽ được vận chuyển bằng tàu hỏa với giá cước chỉ bằng 50% hiện tại.