Đề xuất đưa lãi suất tiền gửi về 0%: Liệu có khả thi?

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/6/2021 | 7:43:55 AM

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, việc đưa lãi suất tiền gửi về 0% là thiếu cơ sở và không khả thi, gây rủi ro cho nền kinh tế khi lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức cao.

VAFI đề xuất đưa lãi suất tiền gửi hạ dần về 0%/năm
VAFI đề xuất đưa lãi suất tiền gửi hạ dần về 0%/năm

Mới đây, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) có công văn gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương nêu đề xuất với nội dung hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm.

Theo VAFI, mức lãi suất này hiện đã được nhiều nền kinh tế phát triển áp dụng, thậm chí, có một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi). Chính sách này nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2-5%). Qua đó, kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, bảo đảm an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.

Lo ngại dân không gửi tiền, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn

Tuy nhiên, ngay sau đề xuất của VAFI được đưa ra đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của nhiều chuyên gia kinh tế.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính – ngân hàng, đây là đề xuất thiếu cơ sở và không khả thi. TS. Lực cho rằng, so sánh lãi suất danh nghĩa quốc tế như vậy là khập khiễng bởi mức độ rủi ro của Việt Nam cao hơn so với đa số các nước trong khu vực, trong mẫu so sánh VD: Việt Nam xếp hạng BB theo S & P (Mỹ) trong khi đó của Indonesia, Philippine là BBB, Thái Lan (BBB+), Malaysia (A-), Trung Quốc (A+), Hàn Quốc (AA), Singapore (AAA)…

"Theo quy luật kinh tế - tài chính, rủi ro cao thì lãi suất phải cao hơn để bù đắp rủi ro đó. Vì thế, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đi vay vốn nước ngoài bằng USD trung hạn (1-5 năm), bên cho vay hoặc mua trái phiếu thường yêu cầu lãi suất USD từ 3-6%/năm, tùy thuộc vào thời hạn và mức độ rủi ro, tiềm năng của doanh nghiệp đó cũng như bản thân dự án đầu tư”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho hay.

Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam cao hơn nhiều so với quốc tế và khu vực. Năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam là 3,2% trong khi toàn cầu là 2%, Trung Quốc 2,5% và ASEAN-4 là 1%. Năm nay, dự báo lạm phát của Việt Nam có thể khoảng 3,5%, trong khi toàn cầu khoảng 2,8%, Trung Quốc 1,8% và ASEAN-4 khoảng 2%. Chính vì vậy, người dân có kỳ vọng gửi tiền vào ngân hàng, được hưởng lãi suất ít nhất là cao hơn tỷ lệ lạm phát để hưởng lãi suất dương, không bị "mất tiền" một cách vô hình.

"Nếu đưa lãi suất tiền gửi về 0% khi lạm phát vẫn khoảng 3,5% thì người dân liệu có mặn mà gửi tiền vào ngân hàng? Trong khi, hệ thống ngân hàng thiếu tiền gửi, vừa hứng chịu rủi ro thanh khoản, vừa không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Như vậy, hệ thống tài chính – tín dụng có thể bị rối loạn và doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư kinh doanh, lấy đâu ra nguồn lực để tăng trưởng, để bảo đảm công ăn việc làm”, TS. Lực phân tích.

TS. Lực cho rằng, khi lãi suất tiền gửi quá thấp, người dân, DN sẽ mang tiền đi đầu tư vào những kênh khác như bất động sản, chứng khoán, vàng, tiền kỹ thuật số… vừa rủi ro hơn lại vừa thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Thực tế trong 5,5 tháng đầu năm nay đã diễn ra như vậy; tiền gửi ngân hàng chỉ tăng khoảng 3%, tín dụng tăng 5%, trong khi dòng tiền cá nhân đổ vào chứng khoán, bất động sản... cao hơn nhiều.

"Nhìn chung, đề xuất đưa lãi suất tiền gửi về 0% là thiếu thực tiễn và không khả thi", TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, đề xuất hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0% là không khả thi. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi ở Việt Nam hiện vẫn ở mức 4 - 5%/năm, nếu hạ lãi suất sẽ dẫn đến hiện tượng người dân ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng để đầu tư vào các kênh như chứng khoán, bất động sản. Hơn nữa, chính sách này sẽ gây rủi ro cao cho nền kinh tế trong khi lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao, khoảng 4% trong năm nay.

"Việc đưa lãi suất tiền gửi về 0%, các ngân hàng sẽ gặp vấn đề về thanh khoản khi người dân ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng. Khi đó, sẽ cần phải có bàn tay trợ giúp của ngân hàng nhà nước để tiếp thêm thanh khoản, nếu không sẽ xảy ra khủng hoảng, biến động tài chính lớn”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Trước đó, trong văn bản kiến nghị của VAFI phân tích, các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đang có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho đồng nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0,2% - 0,7%/năm.

"Tại Việt Nam, tiền gửi VND cho kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3,5%  - 6,2%/năm là rất cao so với các nước nói trên và dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình", VAFI nhận định.

Lãi suất tại Việt Nam neo cao, theo nhìn nhận của VAFI, có nguyên nhân cơ bản là Việt Nam chưa có được hệ thống giải pháp để hướng dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế thay vì thị trường bất động sản hay ngoại tệ. 

Theo đánh giá của VAFI, thời gian qua, NHNN đã có  giải pháp để hạ thấp lãi suất tiền gửi tiết kiệm so với trước kia và nhờ đó, đã xuất hiện dòng tiền khổng lồ đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Do đó, VAFI cho rằng, Việt Nam có nhiều tiền đề khách quan vững chắc để hạ nhanh lãi suất tiền gửi về 0%: chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, xuất khẩu hỗ trợ thu ngoại tệ lớn, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán thời gian qua đều tăng trưởng mạnh bất chấp dịch COVID-19.

(Theo VOV)

Các tin khác
Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh (phải) di chuyển từ Hưng Yên về kho hàng tại ngõ 691 Bát Khối (Hà Nội) để kiểm tra hàng hóa.

Với 8 địa điểm được đồng loạt kiểm tra trong ngày 22-6, lực lượng chức năng đã thu giữ khoảng 40 tấn hàng, gồm 123.425 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm.

Mô hình trồng lan Hồ điệp áp dụng công nghệ Israel của Công ty cổ phần Dịch vụ chăn nuôi Hòa Lộc.

Những năm gần đây, nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) đã được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cũng như sức cạnh tranh của nông sản Yên Bái trên thị trường. Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất bước đầu hình thành một nền nông nghiệp 4.0, mở ra nhiều kỳ vọng cho nông nghiệp tỉnh nhà.

Chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế năm 2021. Hội Nông dân tỉnh Yên Bái quyết tâm cùng cả tỉnh thực hiện tốt mục tiêu “kép”, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Phạm Ngọc Hữu- Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh trao Giấy chứng nhận thành viên Liên minh HTX Việt Nam tỉnh Yên Bái cho HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Phúc Lợi.

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông lâm nghiệp Phúc Lợi, xã An Bình, huyện Văn Yên vừa tổ chức ra mắt và chính thức đi vào hoạt động với trên 40 thành viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục