Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh huyện Lục Yên: Tiếp sức giúp người dân thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/6/2021 | 1:53:07 PM

YênBái - 5 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh huyện Lục Yên đang là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về dư nợ cho vay. Tổng dư nợ đến hết 31/5/2021 là trên 566 tỷ đồng, đạt 98,14% kế hoạch năm với 12.583 khách hàng còn dư nợ.

Mô hình chăn nuôi trâu của gia đình anh Bùi Văn Đức được người dân trong thôn Năm Kè, xã Phan Thanh đến học tập.
Mô hình chăn nuôi trâu của gia đình anh Bùi Văn Đức được người dân trong thôn Năm Kè, xã Phan Thanh đến học tập.

Nguồn vốn giảm nghèo là một trong những yếu tố quan trọng để huyện Lục Yên thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Do vậy, chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, nguồn vốn vay được người dân sử dụng vào các mục đích như: trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò, chăn nuôi thủy sản… 

Năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Chi nhánh đã cho vay hộ nghèo trên 10 tỷ đồng để đầu tư mua thêm 352 con trâu bò, gần 16 tỷ đồng đầu tư trồng mới và cải tạo 533 ha rừng; đầu tư 140 triệu đồng vào các lĩnh vực hoạt động dịch vụ, 285 triệu đồng đầu tư vào chăn nuôi lợn, gà và các loại gia cầm khác cùng nhiều dự án nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. 

Trong đó, các dự án nhỏ quy mô hộ gia đình hiệu quả sử dụng vốn rõ nét nhất là mua trâu sinh sản. Nhiều hộ dân với mức vay 30 - 40 triệu đồng trong vòng 3-5 năm đã trả xong và sinh lãi gấp nhiều lần. Năm 2018 anh Bùi Văn Đức, thôn Năm Kè, xã Phan Thanh vay 40 triệu đồng mua 1 con trâu sinh sản và trồng rừng. Đến nay, từ con trâu nái ban đầu sinh sản ra 2 lứa, anh Đức đã có 3 con trâu trị giá gần 100 triệu đồng. 

Việc sử dụng vốn vay để mua trâu còn giúp gia đình anh Đức có thêm việc làm. Với 1 ha rừng sắp đến kỳ khai thác và 3 con trâu, đến kỳ trả nợ, gia đình anh Đức hoàn toàn yên tâm và có vốn để tiếp tục đầu tư chăn nuôi. Cũng giống như anh Bùi Văn Đức, năm 2016, gia đình anh Hoàng Văn Đồng, thôn Cát, xã Tân Lập vay 30 triệu đồng mua trâu sinh sản. Dự kiến, đến cuối năm anh Đồng sẽ có 5 con trâu.   

Đối với hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, nguồn vốn vay phát triển sản xuất cũng có vai trò đặc biệt quan trọng để người dân tiếp tục có kinh tế ổn định tránh tái nghèo. Năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, NHCSXH đã cho vay đối tượng cận nghèo và mới thoát nghèo trên 30 tỷ đồng, người dân đã sử dụng số vốn trên để đầu tư gần 800 con trâu bò, trồng mới gần 1.000 ha rừng. 

Các hộ đã chủ động tìm hiểu, học tập và đầu tư nguồn vốn vay vào nhiều dự án mới, đa dạng và có hiệu quả sử dụng vốn vay nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, chương trình cho vay giải quyết việc làm đang phát huy hiệu quả, góp phần giúp huyện Lục Yên hoàn thành kế hoạch tạo việc làm mới. 

Đây là một trong những nguồn vốn đầu tư đa dạng nhất vào các lĩnh vực kinh doanh của huyện Lục Yên; trong đó, tập trung nhiều vào các hoạt động dịch vụ, chế tác đá, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đặc sản như: 530 triệu đồng cho vay hoạt động dịch vụ; 660 triệu đồng cho các dự án chăn nuôi vịt bầu đặc sản, gà thiến. Các nguồn vốn vay khác như: cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; cho vay thương nhân hoạt động tại các vùng khó khăn… đều được NHCSXH triển khai đầy đủ, đúng đối tượng. 

Kết quả này đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Anh Dũng

Tags Ngân hàng chính sách Xã hội chi nhánh huyện Lục Yên thoát nghèo giải ngân

Các tin khác

Lập thành tích kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945-30/6/2021), sáng 27/6, tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình đường Lục Yên - Bảo Yên (Lào Cai).

Giá dầu thế giới tiếp tục xu hướng tăng tác động giá trong nước. (Ảnh: Reuters).

Giá xăng dầu sau nhiều phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đã xấp xỉ mức giá thời điểm đầu năm 2020 - lúc chưa bùng phát dịch ở Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước thông tin, trong 6 tháng đầu năm, tín dụng bất động sản tăng chậm chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này khiến các hoạt động đầu tư giảm mạnh. Mức tăng tín dụng bất động sản thấp hơn đà tăng trưởng tín dụng bình quân 5,1%.

Bà Đỗ Thị Minh Hiền bên ao chứa nước thải chăn nuôi của công ty do chính bà làm chủ.

Sở ban ngành tỉnh Yên Bái nhiều lần yêu cầu Công ty TNHH Minh Hiền YB thực hiện các biện pháp bảo vệ, tránh gây ô nhiễm môi trường, nhưng doanh nghiệp này ngang nhiên "phớt lờ".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục