Văn Chấn chú trọng phát triển cây chè

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/7/2021 | 1:46:35 PM

YênBái - Thị trấn Nông trường Liên Sơn là địa phương có diện tích chè lớn nhất huyện Văn Chấn với diện tích 500 ha; trong đó, 480 ha là chè kinh doanh còn lại là diện tích chè kiến thiết cơ bản.

Cán bộ thị trấn Nông trường Liên Sơn trao đổi với nhân dân về kỹ thuật thu hái chè.
Cán bộ thị trấn Nông trường Liên Sơn trao đổi với nhân dân về kỹ thuật thu hái chè.

Do tập trung cải tạo, chăm sóc tốt nên chè bước vào chính vụ đạt sản lượng khá cao và đến hết tháng 5, sản lượng chè của thị trấn đạt 1.250 tấn, tăng 420 tấn so với cùng kỳ. Giá cả ổn định ở mức 3.300 đồng/kg chè búp tươi, nên 60% số hộ làm chè của địa phương đã có thu nhập ổn định. 

Ông Lê Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Liên Sơn cho biết: "Xác định chè là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương, những năm qua, thị trấn tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh thâm canh, chăm sóc, thay thế dần giống chè trung du già cỗi bằng giống chè cành, chè lai cho năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, thực hiện tốt quy trình VietGAP; nhờ vậy, đến nay, diện tích chè trồng mới, trồng cải tạo của thị trấn đạt trên 80%, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha/năm”. 

Dọc hai bên đường dẫn vào tổ dân phố số 2, tổ dân phố 3, chè đang vào vụ chính và bà con đang hối hả thu hái chè. Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Liên Sơn cho biết thêm: Tất cả những diện tích đó đều đã được thay thế bằng chè lai, chè cành, quy trình VietGAP đầu tư cho người dân hệ thống đường, hỗ trợ mua máy móc và tập huấn kỹ thuật, nên người làm chè cũng có thêm kiến thức để sản xuất chè theo đúng tiêu chuẩn chè sạch. 

Gia đình anh Nguyễn Văn Nam, tổ dân phố 3 có thâm niên làm chè hơn 20 năm nay và là hộ có diện tích chè trên 3 ha. Nhờ đầu tư cải tạo, thay thế trồng mới bằng giống chè cành, chè lai. Đồng thời tập trung chăm sóc tốt nên năng suất chè của gia đình anh đã tăng lên đáng kể (từ 10 tấn lên gần 15 tấn/ha/năm), thu nhập bình quân mỗi năm 150 triệu đồng. 

Huyện Văn Chấn có 4.490 ha chè; trong đó, diện tích chè kinh doanh trên 4.000 ha, còn lại là diện tích chè kiến thiết cơ bản. Để thực hiện mục tiêu phấn đấu năm 2021 sản lượng đạt 46.500 tấn chè búp tươi, doanh thu bình quân đạt trên 150 tỷ đồng. Đáp ứng chế biến xuất khẩu, nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu chè, những năm qua, huyện Văn Chấn đã có nhiều giải pháp và cơ chế đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu chè đáp ứng cho chế biến chè chất lượng cao. Theo đó, bình quân mỗi năm Văn Chấn trồng cải tạo từ 100 - 200 ha chè bằng giống chè lai, chè nhập nội và chè Shan tuyết. 

Đến nay, cơ bản giống chè trung du đã được cải tạo thay thế bằng giống chè lai giâm cành LDP1, LDP2, góp phần nâng cao năng suất chè bình quân đạt từ 10 - 12 tấn/ha/năm. Đến thời điểm này, huyện Văn Chấn đã thu hái được 22.800 tấn chè búp tươi, tăng khoảng 700 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Riêng trong tháng 5, toàn huyện thu hái được 8.000 tấn chè búp tươi. Mức giá chè vùng thấp dao động từ 3.000 - 3.200 đồng/kg, chè Shan giâm cành 6.500 - 7.500 đồng/kg, chè Shan tuyết cổ thụ 25.000 - 30.000 đồng/kg và cơ bản đáp ứng được cuộc sống cho người làm chè. 

Ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: "Huyện đang tập trung phát triển mở rộng giống chè Shan hạt và chè Shan giâm cành cho các xã vùng cao, vùng thượng huyện theo đề án phát triển chè vùng cao của tỉnh để nâng cao giá trị kinh tế từ cây chè; mỗi năm phấn đấu trồng mới từ 30 -  80 ha; nhờ đó, đến nay diện tích chè Shan hạt và Shan giâm cành đã được trồng mới 1.400 ha. Cùng với đó, huyện tiếp tục vận động bà con nhân dân tích cực đầu tư chăm sóc và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để giúp các hộ dân thay đổi nhận thức trong việc chăm sóc, thu hái. Huyện cũng chỉ đạo các đơn vị thu mua phải đảm bảo ổn định giá, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè trên địa bàn đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ chế biến theo hướng chuyên sâu để nâng cao giá trị, phẩm cấp sản lượng chè”.

Thanh Tân

Tags chè cành chè lai Văn Chấn

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục