Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
|
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
|
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là "Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; Xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt khoảng 9 - 9,5%/năm, đến năm 2030 đóng góp khoảng 15,0 - 15,5% vào GDP cả nước; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 13 - 13,5%/năm; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 38 - 42% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nền kinh tế; doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 20 - 21%/năm. Giai đoạn 2031 - 2045: duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt 8,5 - 9,0%/năm; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12 - 12,5%/năm; doanh thu thương mại điện tử tăng bình quân khoảng 12 - 13%/năm.
Chiến lược cũng đã đề ra các nhóm giải pháp phát triển giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý hoạt động thương mại theo cam kết quốc tế; gia tăng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những đột biến bất lợi của thị trường; thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thương mại trong nước; đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước; nâng cao ý thức, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động thương mại./.
(Theo VOV)
Hiện xã Kiên Thành (Trấn Yên) có 1.495 hộ dân đang thâm canh, chăm sóc trên 1.800 ha tre măng Bát độ, trong đó diện tích đang cho thu hoạch là 1.500 ha. Thâm canh nâng cao giá trị cây tre măng Bát độ đang là hướng đi hiệu quả của địa phương.
Ngày 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo kết quả khảo sát, đánh giá và kế hoạch thúc đẩy sản phẩm OCOP huyện Trấn Yên năm 2021.
Tỉnh Lai Châu đến nay đã có hàng nghìn ha cây macca, sản phẩm macca ở địa phương được đánh giá có vị thơm riêng biệt, nhiều tinh chất và đang trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc hữu trên thị trường.
Giảm lãi vay sẽ không dành cho tất cả mà phân lớp khách hàng. Các doanh nghiệp chứng khoán, bất động sản... có thể không được ưu tiên