Rà soát kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19

  • Cập nhật: Chủ nhật, 8/8/2021 | 8:41:43 AM

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc rà soát kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chia sẻ với những khó khăn của các địa phương trong công tác đang phải phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo sức khoẻ và cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho người dân, Công điện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ: dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản, nhất là ở các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.

Để triển khai đồng bộ các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đảm bảo duy trì sản xuất trong mọi điều kiện, ổn định đời sống bà con nông dân, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước và phục vụ xuất khẩu; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trực thuộc đánh giá tình hình nông sản đến kỳ thu hoạch (cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm sản).

Xây dựng phương án thu hoạch, sơ chế, chế biến, giết mổ và bảo quản, tiêu thụ cụ thể trong điều kiện dịch bệnh. Sẵn sàng huy động lực lượng tham gia thu hoạch, vận chuyển,... nông sản giúp nông dân, đảm bảo nông sản được thu hoạch kịp thời, không ứ đọng.

Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương thành lập các Tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh cho tổ chức, cá nhân trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp. Theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản và có phương án phòng, trừ kịp thời.

Rà soát, chuẩn bị kỹ các điều kiện cho mùa vụ sản xuất tiếp theo như: nhu cầu giống cây trồng vật nuôi, máy móc thiết bị, vật tư đầu vào, khả năng cung ứng. Dự kiến những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy chế biến nông lâm thủy sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, hoạt động các cảng cá, tàu đánh bắt hải sản, vừa đáp ứng điều kiện phòng, chống dịch, vừa không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, ảnh hưởng sinh kế của hàng ngàn hộ nông dân kể cả trước mắt và lâu dài.

Trường hợp các đơn vị vừa nêu phải yêu cầu dừng hoạt động, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan hướng dẫn cụ thể để các đơn vị tuân thủ thực hiện và sớm hoạt động trở lại. Chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, giết mổ và bảo quản, tiêu thụ nông sản, như: Các tổ thu hoạch nông lâm thủy sản, nhân lực vận hành xe, máy, thiết bị (phương tiện vận chuyển, máy gặt, làm đất, cấy; lò sấy, cơ sở chăn nuôi, giết mổ; chế biến thủy sản, cảng cá, lâm sản...), sản xuất, vận chuyển giống, vật tư nông nghiệp... 

(Theo VOV)

Các tin khác
Giá gà lông trắng sụt giảm khiến nông dân, chủ trại không vào đàn mới, dự báo thiếu thịt gà dịp cuối năm nay

Do dịch bệnh, giá gia cầm tại Nam bộ thấp, như tại Đồng Nai, giá gà lông trắng chỉ còn khoảng 10.000 đồng/kg (rẻ như rau) nên tỷ lệ vào đàn, tái đàn thấp. Tổ công tác của Bộ NN-PTNT nhận định, có thể có một đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp tết năm nay.

Để giải quyết khó khăn trong hoạt động vận chuyển tại các tỉnh phía Nam đang giãn cách, các doanh nghiệp bưu chính đã thay đổi luồng logistics.

Theo số liệu từ 5 doanh nghiệp bưu chính, tính đến hết ngày 7/8, tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu đã được các doanh nghiệp này cung ứng tới người dân các địa phương trên cả nước là 14.584 tấn, tăng 11% so với ngày 6/8.

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương vừa gửi công văn đến các Sở Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn chi tiết việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đợt 4.

DN dệt may lo mất đơn hàng.

Chính quyền cần xây dựng, hướng dẫn quy trình chuẩn cho từng trường hợp, để doanh nghiệp chủ động sản xuất và phòng chống dịch, như vậy mới giảm nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục