Vỏ lạc, vỏ chuối, dưa hấu, rơm rạ... là “vàng” nhưng chúng ta lãng phí

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/9/2021 | 2:19:39 PM

Ngoài trồng lúa để lấy thóc gạo, người nông dân có thể bán rơm để kiếm thêm tiền. Nhưng theo các nhà khoa học, chúng ta đang lãng phí rất nhiều nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm, vỏ lạc, hột nhãn, thân cây sắn (mì), vỏ xoài, vỏ dưa hấu...

Nhiều nơi đang lãng phí rất nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp
Nhiều nơi đang lãng phí rất nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp

Sáng 10-9, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến về hiện trạng và giải pháp xử lý phụ phẩm nông - lâm - thủy sản ở Việt Nam, nhất là tại 2 vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long  do Thứ trưởng Trần Thanh Nam chủ trì.



Hội nghị về phụ phẩm nông nghiệp sáng 10-9 diễn ra dưới hình thức trực tuyến

Vỏ chuối, hạt xoài, rơm rạ... là "vàng"

Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Trúc, Viện Cây ăn quả miền Nam, hiện nay trong quá trình sản xuất và thu hái, chế biến trái cây ở ĐBSCL, miền Đông Nam bộ… lượng hạt xoài, vỏ chuối, vỏ sầu riêng… rất nhiều, nhưng nhiều nơi đang để lãng phí, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường. Trong khi chúng ta có thể tái sử dụng để làm "phân bón hữu cơ” cho cây trồng ngay tại chính những vườn xoài, thanh long, dưa hấu…  

Còn TS Võ Tòng Xuân cho rằng, việc thu gom, tái sử dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp) không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn giúp nông dân có cơ hội làm giàu. 

"Hạt nhãn, hạt vải thiều… có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa khai thác hết, không chỉ làm phân bón mà có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc, thậm chí làm thực phẩm chức năng… nhưng hiện nay chúng ta đang để lãng phí những thứ rất quý”- TS Võ Tòng Xuân chia sẻ. 

Tại Hội nghị, TS Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, đề nghị cầy đẩy mạnh truyền thông để giúp nông dân và doanh nghiệp vào cuộc, biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, giảm phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phải hướng dẫn để họ biết phụ phẩm mà mình đang có là gì, có thể thực hiện quy trình nào để chế biến, có thể sử dụng vào mục đích gì…
 
Theo ông, nếu làm tốt, có thể nâng sản lượng phân bón hữu cơ của các doanh nghiệp hiện nay từ 4 triệu tấn/năm lên 10 triệu tấn/năm. Đồng thời, chính người nông dân cũng có thể sản xuất được nguồn phân bón hữu cơ với sản lượng đạt 30 tấn/năm. Mục tiêu đến năm 2030, chúng ta có thể làm ra tới 50 tấn phân bón hữu cơ, hướng tới giảm nguồn phân bón vô cơ độc hại cho nông sản và môi trường. 

Chúng ta đang lãng phí rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp

Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, thành viên Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT, Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp với sản lượng lớn, nên trong quá trình sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, tỷ lệ phụ phẩm của lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản là rất  lớn. 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm theo lý thuyết của cả nước năm 2020 là trên 156,8 triệu tấn, bao gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (10,6%). 

Trong đó, riêng khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL, phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu từ ngành trồng trọt và chăn nuôi, với hơn 13,9 triệu tấn trong năm 2020 tại Đông Nam bộ và 39,4 triệu tấn tại ĐBSCL.

"Kiên Giang là tỉnh có tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với 5,7 triệu tấn mỗi năm, đứng nhì là An Giang với 5,2 triệu tấn” – ông Tống Xuân Chinh cho biết.

Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thông tin, phụ phẩm trồng trọt sau thu hoạch có khối lượng lớn từ rơm lúa (42,8 triệu tấn), thân cây bắp (10 triệu tấn), rau và quả (3,6 triệu tấn), thân cây mì (3,1 triệu tấn), trái giả đào lộn hột (3,1 triệu tấn) và các loại  khác (6,1 triệu tấn).
 
Còn phụ phẩm từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt là vỏ trấu 8,6 triệu tấn, bã mía 3,5 triệu tấn, lõi bắp 1,4 triệu tấn, vỏ củ mì 1,3 triệu tấn và các loại khác là 2 triệu tấn.  

Mặc dù vậy, tỷ lệ phụ phẩm cây trồng (vỏ lạc, thân bắp, rơm lúa, thân cây mì, vỏ đậu tương, củi…) được thu gom, sử dụng chỉ chiếm 52,2%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng rơm lúa chỉ có 56,3% (cho các mục đích làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi, làm đệm lót sinh học cho vật nuôi, làm nấm rơm, phủ gốc cho cây trồng, lót các loại trái cây... 

"Đặc biệt, một lượng đáng kể rơm được đốt ngay tại ruộng ở một số nơi thuộc miền Bắc, miền Trung đã gây ô nhiễm không khí, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và là hành vi bị cấm theo quy định về pháp luật môi trường”- ông Tống Xuân Chinh nói. 

Trong khi đó, thị trường thu gom, đóng gói, vận chuyển và buôn bán rơm lúa ở vùng ĐBSCL ngày càng phát triển. Trong vụ đông xuân năm 2021 ở tỉnh Đồng Tháp, giá bán rơm khoảng từ 55.000 - 75.000 đồng trên 1.000m2 ruộng, tương đương 400 đồng/kg, giá rơm cạnh đường giao thông liên xã là 15.000 đồng/bó tương đương 1.250 đồng/kg. Nếu vận chuyển xa thì giá bán rơm tại cơ sở sử dụng cho nuôi gia súc, làm nấm, làm vườn… là khoảng 25.000 đồng/bó, tương đương 2.083 đồng/kg. Do đó, người nông dân trồng lúa, ngoài thu thóc thì sau khi gặt xong còn có thể thu thêm bình quân 550.000 đồng/ha rơm lúa nếu đem bán cho người  thu mua. 

(Theo SGGP)

Các tin khác
Nhiều bến bãi tập kết cát, sỏi trái phép trên đất nông nghiệp dọc ven Sông Hồng - đoạn qua địa phận Yên Bái.

Đoàn Thanh tra liên ngành tỉnh Yên Bái do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì vừa tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động của các bãi tập kết cát, sỏi trên địa bàn thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Yên Bình.

Trong số các loại gia vị của Việt Nam, hạt tiêu là loại gia vị đã rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Tác động của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 khiến xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh trong tháng 8/2021. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đã đạt 3.736 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất của hạt tiêu xuất khẩu từ tháng 1/2018. Mức giá này đã tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8 năm ngoái.

Giống bí xanh thơm - loại cây trồng mới đã mang lại thu nhập cao cho nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Trạm Tấu đã tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi hàng trăm héc-ta đất sản xuất lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi và các loại giống cây trồng mới.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19

Hôm nay (9/9) Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết nghị Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục