YênBái - Gần 1 tháng nữa, bưởi Đại Minh sẽ thu hoạch chính vụ, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc vận chuyển đi các địa phương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó, thương lái ngoài tỉnh không thể đến vườn, người dân trồng bưởi xã Đại Minh và Hán Đà huyện Yên Bình đang “đứng ngồi không yên" vì đầu ra ách tắc.
Bưởi đặc sản Đại Minh được trồng chủ yếu tại 2 xã Đại Minh và Hán Đà của huyện Yên Bình với diện tích trên 450 ha, hàng năm cho sản lượng trung bình đạt 120 ngàn tấn và doanh thu 180 tỷ đồng, tạo sinh kế và thu nhập ổn định cho hơn 3.000 hộ nông dân.
Sản phẩm bưởi Đại Minh gồm 2 loại, loại bưởi non là cây có tuổi đời từ 5 - 15 năm cần tiêu thụ ngay trong tháng 10 do không để được lâu với số lượng khoảng 4.200.000 quả. Bưởi già là cây có tuổi đời trên 15 năm, thời gian thu hoạch từ tháng 11 đến hết tháng 12 với số lượng cần tiêu thụ gần 8.000.000 quả.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thương lái ngoài tỉnh không thể đến vườn, người trồng bưởi đang "đứng ngồi không yên" vì đầu ra ách tắc.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thời điểm này vẫn chưa có các thương lái đặt mua, các nhà vườn lo lắng cho đầu ra của sản phẩm bưởi đặc sản Đại Minh.
Chủ động ứng phó, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến tình hình tiêu thụ bưởi đặc sản Đại Minh năm 2021, UBND huyện Yên Bình đã xây dựng 2 phương án, gồm: tiêu thụ sản phẩm nông sản trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 được khống chế, các hoạt động trở lại bình thường trước tháng 10/2021 và tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các phương tiện vận chuyển không thể lưu thông đến các tỉnh, thành phố cùng những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khâu lưu thông để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.
Mọi năm, vào thời điểm này, các thương lái ở Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên… đã nườm nượp về Đại Minh đặt mua cả vườn thì năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên vườn bưởi vẫn vắng khách.
Để góp phần thực hiện "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, việc chủ động những giải pháp linh hoạt hỗ trợ người trồng bưởi Đại Minh, kêu gọi người dân Yên Bái sử dụng đặc sản địa phương, cùng sự chủ động và những sáng kiến của các chủ thể, các địa phương, doanh nghiệp, người dân… là giải pháp hữu hiệu vừa để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bưởi đặc sản của địa phương vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Giá vàng SJC mua vào và bán ra đã tăng lên mức 56,65 - 57,35 triệu đồng/lượng đầu phiên giao dịch 15/9, trong khi giá vàng thế giới tăng lên mức 1.803 USD/oz.
Trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái vận dụng linh hoạt các giải pháp huy động nguồn lực, chuyển tải kịp thời nguồn vốn đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách…
Vừa qua, tại thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị triển khai mô hình điểm “Phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình năm 2021”.