10 năm nữa, giao dịch ngân hàng truyền thống sẽ biến mất

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/9/2021 | 8:35:14 AM

Cảnh báo mới được The Financial Times đưa ra trong Báo cáo “Tiến hóa hay tuyệt chủng” qua khảo sát hơn 500 giám đốc ngân hàng toàn cầu về ngân hàng hiện tại và tương lai.

Theo báo cáo được thực hiện bởi nền tảng ngân hàng điện toán đám mây Mambu và The Financial Times Focus (FT Focus), hai phần ba (67%) ngân hàng tin rằng họ sẽ mất thị phần nếu không chuyển đổi số thành công trong vòng hai năm tới.

Việc hiện đại hóa các dịch vụ của ngân hàng là cấp thiết, với 58% người được hỏi trên toàn cầu dự đoán ngân hàng với mô hình truyền thống sẽ hoàn toàn biến mất trong vòng 5 đến 10 năm tới.

1/3 ngân hàng trong vực Châu Á - Thái Bình Dương lo ngại nền tảng truyền thống của họ là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển. 60% ngân hàng khu vực này tin rằng khó tồn tại trong 5-10 năm nữa nếu không thay đổi mô hình kinh doanh.

Báo cáo của FT Focus cũng chỉ ra, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang có tốc độ chuyển đổi số chậm hơn so với các khu vực khác.  

Theo đó, mặc dù chưa đến một phần ba ngân hàng trong khu vực có chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ, nhưng một nhóm các "ngân hàng tiên phong” trong lĩnh vực kỹ thuật số đã và đang nổi lên dẫn đầu xu thế. Cách tiếp cận theo hướng "hệ sinh thái” này đã đem lại rất nhiều thành công cho các ngân hàng trên toàn cầu, và sẽ chứng minh hiệu quả tương tự khi áp dụng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà một nửa ngân hàng đang lo ngại về việc thiếu những kỹ năng cốt lõi trong nội bộ để có thể chuyển đổi số.

Ông Phạm Quang Minh, Tổng Giám đốc Manbu Việt Nam, chia sẻ: "Tại Việt Nam, nhu cầu cao đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động của người tiêu dùng đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các ngân hàng. Đại dịch đã góp phần đẩy nhanh số lượng giao dịch trực tuyến tại Việt Nam, tăng 66% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, còn có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng ví điện tử, thanh toán qua điện thoại thông minh, mã QR, cũng như nhu cầu đối với các giải pháp "tín dụng tức thì” như Mua ngay - trả sau, đặc biệt trong phân khúc người tiêu dùng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng hoặc chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách toàn diện. 

Người tiêu dùng Việt Nam đang tìm đến các giải pháp tài chính kỹ thuật số ngày càng cao, và ngành ngân hàng đang tập trung đáp ứng những nhu cầu đó. Đây là thời điểm mang tính bước ngoặt đối với Việt Nam, những ngân hàng đang chần chừ chuyển đổi kỹ thuật số sẽ phải đứng trước nguy cơ bị loại khỏi "cuộc đua” này.”

Ông Elliott Limb, Giám đốc khách hàng tại Mambu, nhận định: "18 tháng khó khăn vừa qua đã cho các ngân hàng nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng ngân hàng kỹ thuật số mạnh mẽ và linh hoạt. Với 53% giám đốc NH thừa nhận rằng họ có nguy cơ bỏ lỡ các mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số, đã đến lúc ngành ngân hàng nói chung cần học hỏi những tổ chức tài chính "tiên phong" đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Họ là những fintechs, những ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính công nghệ với phương thức hoàn toàn trực tuyến (challenger banks) và những ngân hàng truyền thống có tư duy tiến bộ đang tập trung ưu tiên các dịch vụ theo nhu cầu và mang đến trải nghiệm cho khách hàng.”

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác

Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam thông tin, phía Trung Quốc đã mở lại hoạt động nhập khẩu chuối và thanh long của Việt Nam qua cửa khẩu phía Bắc. Tuy nhiên tối 16-9, Bộ Công thương thông tin, Trung Quốc lại vừa thông báo tạm dừng nhập thanh long từ Việt Nam qua cửa ngõ Móng Cái - Quảng Ninh vì phát hiện có virus SARS-CoV-2 trên bao bì.

Yên Bái nằm trong

Bên cạnh tạo việc làm nâng cao thu nhập, hoạt động sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng còn đóng góp ngân sách bình quân khoảng trên 28 tỷ đồng mỗi năm.

Lớp tập huấn tại xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu.

Trong tháng 8-9/2021, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái phối hợp với hạt kiểm lâm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ mở các lớp tập huấn cho cộng đồng dân cư thôn, bản trong việc quản lý, bảo vệ rừng gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).

Vàng thế giới "bốc hơi" 40 USD/ ounce sau khi doanh số bán lẻ tháng 8 tại Mỹ được công bố. Tại thị trường trong nước, vàng SJC lao dốc 600.000 đồng/ lượng ngay giờ mở cửa. Vàng SJC thấp nhất 55,9 triệu đồng/ lượng ở chiều mua vào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục