Yên Bái: Chìa khóa để nông nghiệp bứt tốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/9/2021 | 11:13:04 AM

YênBái - Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong lộ trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy nhanh quá trình này. Việc CĐS diễn ra rộng khắp trên nhiều lĩnh vực của tỉnh. Trong đó, ngành nông nghiệp cũng áp dụng CĐS và bước đầu đạt nhiều thành tựu nổi bật.

Nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh Yên Bái đã được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử.
Nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh Yên Bái đã được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử.

Ngành nông nghiệp Yên Bái đã từng bước số hóa, thông minh hóa sản xuất nông nghiệp thông qua việc áp dụng công nghệ 4.0 vào các khâu quản lý, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm một cách phù hợp với điều kiện của tỉnh. Người dân địa phương dần thay đổi từ sản xuất thủ công sang phương thức canh tác mới, sử dụng máy móc, công nghệ... 

Hiện nay, việc áp dụng CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện là hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) áp dụng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, chứng chỉ rừng FSC...; hỗ trợ phần mềm truy xuất nguồn gốc và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; chứng nhận chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ... Cùng với đó, tỉnh đã đưa hàng trăm sản phẩm hàng hóa nông nghiệp lên sàn giao dịch VOSO.vn, POST MART.vn. 

Cụ thể, áp dụng CĐS cho trên 60 DN, HTX trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; đến hết năm 2020 cấp được 4.038 ha rừng chứng chỉ FSC; hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác, hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, xây dựng hồ sơ sản phẩm OCOP cho 94 sản phẩm; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho 17 sản phẩm; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 12 sản phẩm; hỗ trợ Chỉ dẫn địa lý cho 10 sản phẩm... Ngoài ra các DN, HTX đã áp dụng bán các sản phẩm trên mạng xã hội như Zalo, facebook và thanh toán 100% qua thương mại điện tử... 

Đây có thể coi là một minh chứng rõ nét của việc áp dụng CĐS trong nông nghiệp Yên Bái thời gian qua. Điều này, không những giúp nông nghiệp Yên Bái thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Theo đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,13% (cao hơn bình quân chung của cả nước trên 2,1%). Cơ cấu tổng sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2020 đạt 22% trong cơ cấu GRDP của tỉnh, vượt 0,7% so với mục tiêu.

Tuy nhiên, hiện nay, việc áp dụng CĐS nông nghiệp của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, đây là vấn đề mới, cũng có một số ít HTX ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng mới chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ hệ thống nhà lưới, dán tem truy xuất nguồn gốc; việc ứng dụng CĐS vào khâu chế biến, quản lý HTX, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm chưa được quan tâm. Phần lớn các ứng dụng công nghệ thông tin tại một số DN, HTX hiện nay chưa thể phát huy tác dụng như yêu cầu của CĐS: thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất, thiếu kết nối chia sẻ đồng bộ thông tin của tất cả các khâu sản xuất, quản lý, thương mại nông sản; chưa tạo ra cơ hội cho nông sản vùng sâu, vùng xa kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại toàn cầu... 

Cùng với đó, trình độ của một số cán bộ quản lý HTX, đặc biệt là các HTX nông nghiệp còn hạn chế về số hóa hoặc công nghệ thông tin. Một số ít đơn vị đã chú trọng đến việc xây dựng bộ nhận diện số như: chữ ký điện tử để khai báo thuế; website hay tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử... song hầu hết không tự làm chủ những phương tiện này, hoạt động vận hành, khai thác vẫn ít được quan tâm và hầu hết phải thực hiện qua đơn vị thứ ba...

Để áp dụng CĐS hiệu quả phải dựa trên sự phát triển liên kết chuỗi ngang và dọc, hình thành phương thức mới và các mạng lưới hợp tác, kết nối giữa các đơn vị nội ngành và ngoài ngành, tạo ra nông nghiệp kết nối và chia sẻ. Không thể có DN CĐS nông nghiệp thành công nếu không có nông dân số. Do đó, người nông dân cũng cần áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 

Cùng với đó, các DN trong chuỗi liên kết số phải thực hiện vai trò đầu tàu, là người đặt hàng thiết lập các ứng dụng số (apps) cần thiết cho chuỗi của mình, tạo lập các hợp đồng kinh tế thông minh, bền vững với nông dân, thay đổi nhận thức nông dân để cùng liên kết, hỗ trợ nhau. Các sở, ngành, đoàn thể chính trị và người dân phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc CĐS, yêu cầu, mục tiêu và lộ trình CĐS nông nghiệp. 
Hồng Duyên

Tags Yên Bái nông nghiệp bứt tốc ngành nông nghiệp chứng nhận chỉ dẫn địa lý

Các tin khác
Ảnh minh hoạ

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất 2 phương án tổ chức vận tải hành khách đường bộ với các địa phương đang thực hiện mức độ "bình thường mới".

Ảnh minh họa

Cùng với xu hướng đi lên của giá vàng thế giới, sáng 23/9 giá vàng trong nước đã tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối phiên hôm qua.

Các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Văn Yên kiểm tra mô hình giống lúa thuần ST 25 tại thôn Trung Tâm, xã Yên Phú.

Vụ mùa năm 2021, UBND huyện Văn Yên chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông thôn huyện triển khai khảo nghiệm 3 giống lúa thuần chất lượng cao là ST 25, Dự Hương 8, Bắc Thơm 7 tại 3 xã vùng Đại - Phú - An và xã Đông Cuông.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Ngày 22/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo tham gia ý kiến về lập quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục