Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế tại Đông Nam Á

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/10/2021 | 1:56:42 PM

Việt Nam ngày càng gia tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trang mạng của công ty quản lý tài sản AXA Investment Managers Asia mới đây đăng bài viết luận giải những nguyên nhân Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.

Theo bài viết, Việt Nam ngày càng gia tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn.

Việc Việt Nam hội nhập thành công vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chìa khóa để hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh mẽ.

Việt Nam cũng đã ký các hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Nhật Bản, qua đó tạo môi trường thuận lợi để quan hệ thương mại phát triển.

Gần đây, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhất từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất tăng nhanh cũng góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành một cường quốc xuất khẩu trong khu vực.

Trong thập kỷ qua, giá trị gia tăng của ngành sản xuất của Việt Nam tăng cao nhất, gấp đôi mức tăng của Ấn Độ. Khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất được củng cố nhờ chi phí lao động thấp. Lực lượng dân số trẻ tăng nhanh đã giúp duy trì áp lực tiền lương ở mức thấp dù kinh tế tăng trưởng nhanh.

Cũng theo bài viết, Việt Nam rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách ưu đãi của Chính phủ.

"Trong ngắn hạn, tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, kìm hãm tốc độ chi tiêu vốn của doanh nghiệp và cản trở việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu", bài viết dự báo.

Về lâu dài, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiếp tục thiết lập các chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể lưu ý đến mức thuế doanh nghiệp tương đối cao của Việt Nam (lên đến 50% đối với một số ngành), cùng với các rào cản về ngoại tệ, ngôn ngữ, thiếu bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và các yêu cầu thiết lập kinh doanh phức tạp.

Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục cải cách các lĩnh vực này, nhưng tốc độ cải cách có thể sẽ không theo kịp kỳ vọng của các nhà đầu tư.
(Theo VTV)

Các tin khác
Lãnh đạo xã Mỹ Gia kiểm tra việc trồng tre măng Bát độ tại thôn Phú Mỹ.

Được đưa vào trồng tại một số xã vùng thượng huyện Yên Bình từ năm 2004, đến nay cây tre măng Bát độ đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Đại diện khách hàng bốc thăm xác định các khách hàng trúng thưởng

Ngày 8/10, Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tổ chức bốc thăm trúng thưởng Chương trình khuyến mại “Mở tài khoản ngay, may mắn trúng thưởng”.

Chuyên gia Mike McGlone dự báo, vàng sẽ tăng giá lâu dài sẽ có nhiều yếu tố có lợi cho vàng trong quý 4 năm nay.

Theo phân tích kỹ thuật, giá vàng vẫn đang duy trì xu hướng tăng trong dài hạn, và sẽ sớm quay lại đỉnh đã từng thiết lập cách đây hơn 1 năm.

Các địa phương cần có chính sách và cơ chế “đặc thù” thúc đẩy tăng đàn lợn thịt, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩn (ảnh minh họa).

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với giá thức ăn gia súc tăng liên tục, trong khi giá lợn hơi giảm đã tác động mạnh đến lĩnh vực chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn. Làm gì đảm bảo nguồn cung cho thị trường, đặc biệt là thị trường cuối năm và tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 là vấn đề đang được quan tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục