Điểm tựa vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/10/2021 | 1:47:06 PM

YênBái - Giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ để phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo, trong năm 2020 và 9 tháng đầu năm nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải đã chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến các đối tượng được thụ hưởng theo quy định.

Cán bộ NHCSXH huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình ông Giàng Nủ Vàng ở Bản Háng Cháng Lừ, xã Khao Mang.
Cán bộ NHCSXH huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình ông Giàng Nủ Vàng ở Bản Háng Cháng Lừ, xã Khao Mang.

Mù Cang Chải là một huyện nghèo của cả nước, đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 91% dân số. Theo rà soát đến cuối năm 2020, trên địa bàn huyện có 12.365 hộ. Trong đó: hộ nghèo là 3.967 hộ, chiếm tỷ lệ 32,08%; hộ cận nghèo là 3.348 hộ, chiếm tỷ lệ 27,08%. Giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ để phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo, trong năm 2020 và 9 tháng đầu năm nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải đã làm tốt công tác tín dụng, kịp thời chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến với các đối tượng được thụ hưởng theo quy định.

Ông Bùi Văn Hóa - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Năm 2020, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài và giãn cách xã hội để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhân dân trên địa huyện. Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, triển khai các hoạt động của NHCSXH đều bị ảnh hưởng. Lãnh đạo các tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã đa số đang theo học các lớp đào tạo tập trung để hoàn thiện văn bằng chứng chỉ nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ủy thác tại cơ sở”. 

"Trong 9 tháng năm 2021, việc triển khai các mặt hoạt động của NHCSXH đã gặp phải không ít khó khăn. Song NHCSXH huyện đã kịp thời tham mưu cho Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2021 cho các xã, thị trấn để triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra...” - Ông Bùi Văn Hóa cho biết thêm.

Đến thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình ông Giàng Nủ Vàng ở Bản Háng Cháng Lừ, xã Khao Mang là một trong nhiều hộ nghèo vay vốn NHCSXH huyện phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả, có khả năng vươn lên thoát nghèo. 

Ông Vàng phấn khởi: "Gia đình mình vay vốn NHCSXH huyện từ năm 2012 rồi, lúc đó mua được 1 con trâu về nuôi đến nay sinh sản được 3 con rồi. Năm 2018, mình vay thêm 50 triệu đồng về làm chuồng trại, trồng 1 ha cỏ voi, tích trữ rơm, mua 3 con bò cái về nuôi. Hiện gia đình còn 6 con bò và 4 con trâu. Mình còn nợ ngân hàng 15 triệu đồng, sang năm mới đến thời hạn trả gốc. Trả xong, mình sẽ vay tiếp 100 triệu để đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi trâu, bò vỗ béo...”. 

Nhiều hộ vay vốn NHCSXH huyện mức 100 triệu đồng đang sử dụng vốn vay làm du lịch, phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: hộ ông Giàng A Hành ở Bản Dào Xa, xã Kim Nọi - mô hình chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai; mô hình chăn nuôi trâu, bò của hộ ông Vàng A Củ ở Bản Tà Chơ, xã Cao Phạ; mô hình làm du lịch cộng đồng của anh Giàng A Dê ở Bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn...  

Tổng nguồn vốn đến 30/9/2021 đạt 303.675 triệu đồng, tăng 30.543 triệu đồng, đạt 99,2% kế hoạch giao. Tổng dư nợ đến 30/9/2021 đạt 302.893 triệu đồng, đạt 99,3% kế hoạch năm. Các hộ vay vốn NHCSXH huyện về đều được các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã phối hợp với NHCSXH huyện giám sát việc sử dụng vốn vay, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả, duy trì đảm bảo nguồn vốn vay và trả lãi hàng tháng cho ngân hàng theo quy định. 

Trong những tháng cuối năm, NHCSXH huyện tiếp tục phối hợp với tổ chức hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ chương, chính sách tín dụng ưu đãi, các quy trình nghiệp vụ của NHCSXH đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của trưởng bản, tổ tiết kiệm vay vốn, tổ chức hội trong việc bình xét cho vay, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch giao để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, có việc làm ổn định, tăng thu nhập, xóa đỏi giảm nghèo bền vững.


Từ đầu năm đến nay, NHCSXH huyện Mù Cang Chải đã giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng vay vốn trên 79.081 triệu đồng, với 1.723 lượt hộ được vay. Trong đó, cho vay hộ hộ nghèo 29.138 triệu đồng; cho vay hộ cận nghèo 20.197 triệu đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo 8.040 triệu đồng; cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 13.980 triệu đồng; cho vay giải quyết việc làm 2.561 triệu đồng... 

Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo là trên 165.898 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ cận nghèo là trên 52.137 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo là trên 23.169 triệu đồng; dư nợ cho vay giải quyết việc làm 6.380 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 39.370 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở 5.479 triệu đồng... 


Minh Hằng

Tags vốn vay ưu đãi dân tộc thiểu số Mù Cang Chải Chính sách xã hội

Các tin khác
Nhân dân thôn Minh Đồng, xã Đồng Khê tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những năm qua, huyện Văn Chấn huy động mọi nguồn lực để từng bước cứng hóa, kiên cố hóa, hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT). Qua đó, mỗi năm có hàng trăm ki-lô-mét đường giao thông được cứng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng quê và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải trồng và chăm sóc rừng.

Từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đến nay, tỉnh đã huy động được trên 765 tỷ đồng từ các đối tượng sử dụng DVMTR để chi các hoạt động liên quan đến bảo vệ rừng (BVR) và phát triển vốn rừng (PTVR). Chính sách này là bước ngoặt quan trọng không chỉ nâng cao nhận thức toàn xã hội về giá trị phòng hộ của rừng mà còn trực tiếp tạo nguồn thu nhập cho người làm nghề rừng.

Giá vàng trong nước giữ ổn định trong phiên đầu tuần, trụ vững ở mức cao nhất trong một năm (kể từ 8/2020). Vàng miếng SJC tiệm cận 58 triệu đồng/ lượng.

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. (Ảnh chụp màn hình)

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định chi tiết thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí về đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống đấu thầu quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục