Yên Bái: Kênh dẫn vốn để tín dụng chính sách ổn định, bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/10/2021 | 10:58:34 AM

YênBái - Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái ủy thác tín dụng với 4 tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và 36 hội cấp huyện.

Mô hình vay vốn chăn nuôi bò của gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình.
Mô hình vay vốn chăn nuôi bò của gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình.

Hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là một kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác…

Nhiều năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phát huy vai trò là cầu nối đưa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến giúp các hội viên đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, vươn lên thoát nghèo. 

Đến nay, đã có 170/173 hội phụ nữ cấp xã ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng CSXH, quản lý 757 tổ tiết kiệm, 26.907 hộ vay vốn với dư nợ 1.157 tỷ đồng, chiếm 32,3% dư nợ ủy thác, trở thành tổ chức nhận ủy thác có dư nợ chính sách lớn nhất tại tỉnh. Chất lượng tín dụng ủy thác qua hội phụ nữ luôn được duy trì tốt, tỷ lệ nợ quá hạn thời điểm 30/9/2021 chỉ chiếm 0,1% dư nợ. 

Để triển khai nguồn vốn ủy thác có hiệu quả, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thẩm định, tham dự họp bình xét cho vay, phối hợp với cán bộ tín dụng của Ngân hàng hướng dẫn các thủ tục và thực hiện quy trình cho vay tại các tổ tiết kiệm và vay vốn; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các hộ sau khi vay; đôn đốc thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm hàng tháng. 

Theo NHCSXH tỉnh, thời gian qua, Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đã thực hiện tốt công tác nhận ủy thác. Mạng lưới làm công tác ủy thác của Ngân hàng đã phủ rộng khắp 100% các thôn bản trong tỉnh để đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với đối tượng sử dụng. 

Đến hết 30/9/2021, dư nợ ủy thác của Ngân hàng qua các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đạt trên 3.566 tỷ đồng, chiếm 99,5% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng tiếp tục được nâng cao, nợ quá hạn trong tổng dư nợ ủy thác còn 0,07%.

Thông qua phương thức cho vay ủy thác, hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn đã dễ dàng hơn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, từng bước thoát nghèo. Đơn cử như gia đình chị Lương Thị Thanh ở thôn Tân Thành, xã Yên Thái, huyện Văn Yên. 

Năm 2010, thông qua Hội nông dân xã, chị được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên để đầu tư trồng rừng, đào ao thả cá, nuôi gà dê. Sử dụng vốn hiệu quả, đến nay gia đình chị đã thoát nghèo nhờ mô hình tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. 

Để có kết quả trên, các tổ chức nhận ủy thác đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH tỉnh tập huấn cho cán bộ hội phụ trách hoạt động ủy thác và các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn về kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý tín dụng, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và phòng ngừa rủi ro; hướng dẫn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. 

Hàng năm, các cấp hội đã phối hợp với Ngân hàng tập huấn cho 100% cán bộ hội cơ sở, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn về kỹ năng lập hồ sơ, sổ sách, quản lý nguồn vốn nhận ủy thác, công tác kiểm tra giám sát... 

Các cấp hội, đoàn thể cũng phối hợp với khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở cơ sở cơ sở tổ chức tập huấn cho tổ viên vay vốn kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm giúp các tổ viên sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích.

Ông Trần Xuân Tùng – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: "Những nỗ lực của từng tổ chức chính trị - xã hội cùng với sự tận tâm của cán bộ Ngân hàng CSXH trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách và triển khai cho vay kịp thời đúng đối tượng đã tạo bước chuyển đột phá cho hoạt động tín dụng chính sách". 

Trong thời gian tới, hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục là một kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, bảo đảm 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn để được thụ hưởng các chương trình tín dụng của NHCSXH.

Văn Thông

Tags tín dụng chính sách vay vốn chăn nuôi mô hình tổng hợp rủi ro

Các tin khác
Xe khách hoạt động trở lại ngày 13/10 với 8 tuyến.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố 8 tuyến xe khách liên tỉnh có thể hoạt động trở lại từ ngày hôm nay (13/10).

Thu hoạch lúa Thu Đông 2021 ở ĐBSCL.

So với hồi tháng 8 năm nay (thời điểm gạo Việt Nam giảm và thấp hơn gạo Thái Lan), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam gần đây biến động tăng mạnh trở lại, vượt qua gạo Thái Lan và cao hơn nhiều so với gạo Ấn Độ và Pakistan.

Cơ sở chăn nuôi trâu, bò hữu cơ sinh sản tham gia dự án theo Nghị quyết 69 của bà Nguyễn Thị Lý ở thôn Khe Cam, xã Hưng Khánh.

Năm 2021, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện 8/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh như hỗ trợ phát triển chè vùng thấp, cây ăn quả, sản xuất trồng dâu, nuôi tằm và hỗ trợ phát triển dược liệu, sản phẩm măng tre Bát độ liên kết theo chuỗi giá trị…

Sản xuất rau hữu cơ tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Trung Thành, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên.

Trên cơ sở nguồn lực của hội viên, các cấp hội phụ nữ đã có nhiều cách thức, hình thức phù hợp để phát huy nội lực của hội viên, hỗ trợ họ trong phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục