Yên Bái: Phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách qua ủy thác

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/10/2021 | 7:43:38 AM

YênBái - Qua gần 20 năm triển khai Nghị định 78, phương thức ủy thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị - xã hội cho thấy là sáng tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tính chất chính trị - xã hội của vốn tín dụng chính sách, phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn cho vay.

Hội viên phụ nữ xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái đầu tư trồng hoa với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hội viên phụ nữ xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái đầu tư trồng hoa với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quản lý là một công cụ quan trọng và hiệu quả.

Để nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến đúng các đối tượng, Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã quy định rõ: việc chuyển tải nguồn vốn ưu đãi tới hộ nghèo và đối tượng chính sách được thực hiện bằng phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. 

Theo đó, các tổ chức chính trị - xã hội bằng mạng lưới rộng khắp từ trung ương tới cơ sở đảm nhiệm các công việc: tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước tới nhân dân, đối tượng thụ hưởng; tuyên truyền thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn để thông qua đó người nghèo và đối tượng chính sách tham gia và được hỗ trợ. 

Theo đánh giá của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái, qua gần 20 năm triển khai Nghị định 78, có thể khẳng định, phương thức ủy thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị - xã hội là sáng tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tính chất chính trị - xã hội của vốn tín dụng chính sách, phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn cho vay.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh là một trong những tổ chức chính trị - xã hội đã đồng hành cùng NHCSXH ngay từ những ngày đầu thành lập. Từ chỗ quản lý 85,4 tỷ đồng dư nợ thời điểm cuối năm 2003, đến cuối tháng 9/2021 đã có 169/173 tổ chức hội phụ nữ cấp xã ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH, quản lý 762 tổ tiết kiệm và vay vốn, trên 26.900 hộ vay vốn, 1.157 tỷ đồng dư nợ, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh. 

Dư nợ do Hội LHPN quản lý tăng trưởng mỗi năm bình quân từ 17-18%. Bên cạnh ủy thác cho vay tín dụng chính sách, hệ thống tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội LHPN quản lý đã vận động hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm mục đích tạo thói quen tích lũy thu nhập để trả nợ khi đến hạn; mặt khác, góp phần bổ sung nguồn vốn để cho vay, đến nay, đã được 53,2 tỷ đồng. 

Mặc dù dư nợ tăng trưởng nhanh, tỷ trọng vốn quản lý cao nhưng chất lượng tín dụng ủy thác qua Hội LHPN luôn được duy trì tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn thời điểm 30/6/2021 chỉ chiếm 0,1% dư nợ, 95% số tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội quản lý xếp loại tốt, góp phần quan trọng vào việc duy trì chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn thuộc nhóm đứng đầu toàn quốc trong nhiều năm liên tục. 

Trên địa bàn huyện Văn Yên, đến nay, với 15 chương trình tín dụng ủy thác thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể, tổng dư nợ ủy thác tín dụng chính sách của NHCSXH huyện là gần 569 tỷ đồng. Việc chuyển tải vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách tại 25/25 xã, thị trấn của huyện, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. 

Nguồn vốn tín dụng chính sách do NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp quản lý trong những năm qua, đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, mỗi năm có từ 5.000 - 6.000 hộ vay vốn thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 4,5 - 5%/năm, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Tại Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội của Ban Bí thư đã nhận định: mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của NHCSXH được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; xây dựng được phương thức cho vay ủy thác tín dụng chính sách xã hội hiệu quả, phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.

 Thu Hạnh

Tags vốn tín dụng chính sách người nghèo đối tượng chính sách

Các tin khác
Bà Hoàng Thị Thơm ở tổ dân phố 8, thị trấn Cổ Phúc vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên đầu tư phát triển chăn nuôi trên 3.000 con gà/lứa.

Doanh số cho vay 9 tháng đầu năm 2021 trên 103 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên đã tạo điều kiện cho trên 2.700 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi với 12 chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện.

Trung tâm IOC thành phố Yên Bái vận hành 11 phân hệ dịch vụ làm tiền đề xây dựng thành phố thông minh.

Trung tâm Giám sát và điều hành thông minh (IOC - Intelligent Operation Center) thành phố Yên Bái vừa đi vào hoạt động là một trong những thành phần cốt lõi của cơ sở hạ tầng chuyển đổi số thành phố Yên Bái, góp phần tích cực trong công tác điều hành, chỉ đạo của chính quyền và là nền tảng phát triển chính quyền số, đô thị thông minh…

Các hạng mục công trình chính Dự án Nâng cấp, gia cố hồ chứa nước xã Suối Giàng cơ bản hoàn thành đúng tiến độ.

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Dự án Nâng cấp, gia cố hồ chứa nước xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (được đầu tư theo Quyết định số 1176/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Yên Bái, do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư) đến nay cơ bản đã hoàn thành đúng tiến độ các hạng mục công trình chính.

Giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường thế giới dùng để tính giá cơ sở tăng 59,08-76,03%, trong khi giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay tăng 40,23-52,59%.

Từ 16h chiều 26/10, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 1.430 đồng/lít lên 22.880 đồng/lít, cao nhất kể từ tháng 9/2014. Trong khi đó, xăng RON 95 tăng thêm 1.460 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục