Cuộc đua điện gió: 84 dự án về đích, 62 dự án không kịp bán điện giờ chót

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/11/2021 | 2:40:05 PM

Trong số 146 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN, chỉ có 84 dự án kịp vận hành thương mại (COD) trước ngày 1-11, 62 dự án không kịp vận hành thương mại trước khi chính sách khuyến khích hết hạn.

Dự án điện gió Đông Hải 1 với công suất 100 MW là một trong 84 dự án đã kịp vận hành thương mại
Dự án điện gió Đông Hải 1 với công suất 100 MW là một trong 84 dự án đã kịp vận hành thương mại

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Bộ Công thương về kết quả COD các dự án điện gió đến hết ngày 31-10-2021.

Theo đó, danh tính các dự án về đích kịp tiến độ đã lộ diện với các dự án trên bờ, dưới biển trải dài từ Quảng Bình vào Cà Mau.

Cụ thể, số dự án đã vận hành thương mại là 84 dự án với tổng công suất hơn 3.980 MW, trong đó có 15 dự án đã vận hành thương mại một phần với tổng công suất hơn 325 MW.

Đối chiếu với số dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN là 146 dự án với tổng công suất hơn 8.170 MW, hiện có đến 62 dự án với tổng công suất trên 3.479 MW không kịp về đích để vận hành thương mại trước ngày 1-11-2021.

Như vậy, số dự án điện gió xây dựng và bán điện cho EVN để hưởng giá bán điện ưu đãi theo quyết định 39 thấp hơn nhiều so với số lượng dự án điện gió được bổ sung quy hoạch (11.800 MW).

Theo EVN, các chủ đầu tư đều thống nhất đưa vào thỏa thuận đấu nối điều khoản yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện giảm hoặc dừng công suất nhà máy khi có quá tải lưới điện hoặc thừa nguồn và các hợp đồng mua bán điện đều bổ sung yêu cầu này.

Theo quyết định 39 (hết hiệu lực sau ngày 31-10), dự án vận hành thương mại trước ngày 1-11-2021 sẽ hưởng giá bán điện ưu đãi 8,5 cent/kWh (1.927 đồng) với điện gió trên đất liền và 9,8 cent/kWh (2.223 đồng) với điện gió ngoài khơi trong thời gian 20 năm.

(Theo TTO)

Các tin khác
Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu Vũ Lê Chung Anh chỉ đạo với các phòng, ban chuyên môn của huyện về nhiệm vụ thu ngân sách.

Năm 2021 huyện Trạm Tấu được tỉnh giao thu ngân sách (TNS) Nhà nước trên địa bàn là 81,2 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối trên 71,2 tỷ đồng, thu sử dụng đất là 10 tỷ đồng.

Xoài tròn Yên Châu - một đặc sản của tỉnh Sơn La

Từ một địa phương miền núi, Sơn La đã trở thành một trung tâm chuyên canh cây ăn quả và xuất khẩu hoa quả của miền Bắc. Còn Hòa Bình là 1 trong 3 địa phương đầu tiên của cả nước có cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Ảnh minh hoạ

Chính phủ đã đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế theo đề xuất của Bộ VH-TT&DL. Ở giai đoạn I, 5 tỉnh, thành phố được chọn thí điểm đón khách.

Người dân trên địa bàn huyện Trấn Yên tin tưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm OCOP.

Phát huy thế mạnh địa phương, những năm qua, huyện Trấn Yên tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; từng bước thay đổi phương thức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với những mô hình sản xuất công nghệ cao, nhằm xây dựng sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục