Tăng cường kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/11/2021 | 3:07:48 PM

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội, các dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặt biệt là dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến rất phức tạp.

Thời điểm hiện tại, dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi đang tái phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để kiểm soát dịch bệnh trong bối cảnh "bình thường mới" nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho thị trường khi nhu cầu tăng cao từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, rất cần những giải pháp quyết liệt từ các cấp, ngành, địa phương.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh trở lại trong thời gian gần đây là do người dân ở một số địa phương vẫn nuôi lợn theo phương thức truyền thống. Việc này không chỉ khiến dịch bệnh lây lan nhanh mà còn gây khó khăn trong công tác chống dịch. Mặt khác, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa xử lý dứt điểm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.

Sở NN&PTNT Hà Nội nhận định, từ nay đến cuối năm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, như: Cúm gia cầm, bệnh dịch tả lợn châu Phi... là rất lớn, khi việc buôn bán, vận chuyển các sản phẩm động vật tăng mạnh.

Để ứng phó hiệu quả với diễn biến mới của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã đề nghị nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội, chủ động giám sát dịch bệnh, nhất là tại những nơi đã từng xuất hiện dịch bệnh, các khu vực có nguy cơ cao để cảnh báo, phát hiện sớm và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo với chính quyền địa phương dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho cộng đồng. Mặt khác, các địa phương cần tổ chức tổng vệ sinh, khử trùng để tiêu diệt các mầm bệnh ở môi trường, nhất là những nơi có mật độ chăn nuôi cao; đồng thời có biện pháp ngăn chặn các loài truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, không để dịch bệnh lây lan.

(Theo VTV)

Các tin khác
Quá trình thẩm định ATTP còn khó khăn bởi một số quy định hiện hành.

Việc sửa đổi Thông tư số 38, Thông tư số 48 và Thông tư số 16 là cần thiết, nhằm tạo thuận lợi cho việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm và bảo đảm tính hợp pháp.

Các thông số ô nhiễm có trong khí thải và bụi của Nhà máy Xi măng Yên Bái đều được cơ quan quản lý nhà nước giám sát, kiểm tra.

Thời gian qua, thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Yên Bái đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo; đồng thời tích cực đôn đốc, hướng dẫn Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực hiện việc lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động liên tục bụi, khí thải đối với 2 nhà máy xi măng.

Công nhân Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm trong dây chuyền sản xuất giấy đế.

Khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lãnh đạo Đảng bộ Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm đã phát huy tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo đề ra nhiều giải pháp tích cực, thích ứng với tình hình dịch bệnh để duy trì, ổn định sản xuất .

Tăng vọt lên sát mốc 62 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC đang đắt hơn thế giới gần 11 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng thế giới giảm sau khi tăng vọt lên gần mức cao nhất trong 5 tháng. Còn trong nước, ngày 16/11, giá tăng sát mốc 62 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục