Sau 31/12, thẻ ATM từ bị 'khai tử', khách hàng cần lưu ý gì?

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2021 | 2:57:31 PM

Sau ngày 31/12/2021, thẻ ATM từ sẽ không được chấp nhận trên các điểm giao dịch trên toàn quốc và bị thay thế bằng thẻ chip.

Thẻ ATM từ sẽ được thay bằng thẻ chip sau ngày 31/12/2021.
Thẻ ATM từ sẽ được thay bằng thẻ chip sau ngày 31/12/2021.

Theo thông tư 41/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, thẻ ATM từ sẽ không được chấp nhận tại các điểm giao dịch trên toàn quốc từ sau ngày 31/12/2021. 

Gần đây, nhiều ngân hàng bắt đầu gửi thông báo, khuyến cáo đến khách về việc ngừng hỗ trợ các thẻ ATM từ.

Trước đó, từ ngày 31/3/2021, để tăng tính bảo mật cho khách hàng, các ngân hàng đã dừng phát hành thẻ từ ATM cũ và thay thế hoàn toàn bằng thẻ chip mới. Thẻ chip mới sẽ chứa những công nghệ có tính bảo mật cao hơn để đảm bảo quyền lợi cho người dùng.

Cùng với việc chấm dứt phát hành thẻ từ, nhà băng cũng đang chạy đua nước rút chuyển đổi sang thẻ chip nội địa nhằm bảo đảm thực hiện đúng lộ trình. Theo đó, người dùng thẻ cần lưu ý thực hiện chuyển đổi ngay những thẻ cũ chưa gắn chip để có thể duy trì các hoạt động thanh toán, không bị gián đoạn.

Có 2 cách phổ biến để đổi thẻ từ sang thẻ chip. Cách thứ nhất, khách hàng chỉ cần mang CMT/ Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của ngân hàng và đề nghị chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip.

Cách thứ hai, khách hàng có thể truy cập vào ứng dụng ngân hàng số, mobile banking để thực hiện và nhận thẻ tại nhà hoặc tại điểm giao dịch của ngân hàng.

Để thúc đẩy khách hàng đổi thẻ từ sang thẻ chip, một số ngân hàng như Techcombank, SHB, Nam A Bank...vẫn đang triển khai miễn phí chuyển đổi cho khách hàng từ nay cho tới cuối năm.

Bên cạnh đó, một vài ngân hàng đã dừng chương trình khuyến mãi như PVComBank chỉ áp dụng miễn phí đến 30/9/2021, Agribank và Kielongbank đến 15/11/2021. Mức phí chuyển đổi phổ biến sau thời hạn này là 50.000 đồng. Sacombank sẽ kết thúc việc miễn phí chuyển đổi vào ngày 20/12 tới đây, sau đó sẽ thu phí 49.000 đồng.

Ngoài ra, để bảo quản thẻ ATM gắn chip, khách hàng cần lưu ý không để thẻ chip gần các vật sắc nhọn như dao kéo… và bảo quản chúng trong ví mềm để tránh hư hỏng chip; không bẻ, uốn cong thẻ vì có thể làm sai lệch các thông tin do chip có các mạch điện tử bên trong; bảo quản thẻ ở nơi ở nhiệt độ thường vì thẻ được cấu tạo từ nhựa cứng nên có thể nhanh hư hỏng nếu ở điều kiện không phù hợp.

Để tránh mất phí quá cao khi thực hiện giao dịch với thẻ chip, khách hàng lưu ý rút tiền tại ATM trong hệ thống; chuyển khoản trong nội bộ hệ thống qua máy ATM.

Việc sử dụng quen thẻ từ khiến không ít khách hàng lo lắng khi các ngân hàng chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip. Trên thực tế, cách sử dụng thẻ chip cũng không có quá nhiều khác biệt so với thẻ từ. Người dùng vẫn có thẻ sử dụng thẻ chip thực hiện các giao dịch thanh toán tại cửa hàng, siêu thị hay rút tiền nhanh chóng tại các điểm rút tiền tự động ATM. Đặc biệt, thẻ gắn chip có thể mua hàng online dùng trên toàn cầu. Có điều, phí duy trì thẻ hàng năm có thể cao hơn thẻ từ, tùy vào mỗi ngân hàng.

(Theo VTC)

Các tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hitachi.

Tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo – đối tác của Tập đoàn BRG Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chủ trương đầu tư phát triển các khu đô thị mà lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo đề xuất; phát triển đô thị với sản xuất, kinh doanh để có công ăn, việc làm, thu hút dân cư tới ở và gắn với các thiết chế văn hóa, thể thao, y tế.

Biến động giá vàng 24 giờ qua theo ghi nhận của Kitco.com.

Tính đến 10h30 hôm nay (24/11), giá vàng SJC chiều mua vào đã bật tăng lại qua vùng 60,1 triệu đồng/lượng.

Cán bộ Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng huyện Văn Chấn trao đổi với nhà thầu thi công công trình cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường trên địa bàn thị trấn Sơn Thịnh. (Ảnh: Hoài Văn)

Thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 18/12/2020 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2021 (Chương trình 18), ngay từ đầu năm, huyện Văn Chấn đã xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ với các giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tiễn. Qua đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế.

Từ khi có dịch đến nay, các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất với tổng mức khoảng 30.000 tỷ đồng và tiếp tục thực hiện giảm đến cuối năm.

Theo thống kê của NHNN, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7 đến 31/10 của 16 ngân hàng là khoảng 15.559 tỷ đồng (tăng 3.323 tỷ đồng so với 30/9 tương ứng tăng 27,16%), đạt 75,48% so với cam kết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục