Trấn Yên hướng đến phát triển xanh

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/1/2022 | 8:18:42 AM

YênBái - Là địa phương có lợi thế trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Trấn Yên đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô, dây chuyền hiện đại được triển khai, đi vào hoạt động. Trước yêu cầu phát triển bền vững, huyện Trấn Yên xác định phát triển xanh, tăng trưởng xanh là lựa chọn lâu dài.

Huyện Trấn Yên xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm chủ lực.
Trong ảnh: Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trấn Yên cùng lãnh đạo xã Quy Mông kiểm tra vùng nguyên liệu đao riềng của xã.
Huyện Trấn Yên xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm chủ lực. Trong ảnh: Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trấn Yên cùng lãnh đạo xã Quy Mông kiểm tra vùng nguyên liệu đao riềng của xã.

Xác định phát triển xanh, phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa phương, bám sát tinh thần chỉ đạo Tỉnh ủy và từ tình hình thực tế, Trấn Yên đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về "Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm gắn với mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025” và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về "Phát triển công nghiệp huyện Trấn Yên theo hướng hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tạo đột phá cho phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025”. 

Đồng chí Trần Nhật Tân - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên cho biết: "Các nghị quyết thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo, các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể nhằm từng bước phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện theo hướng xanh, bền vững, hài hòa, thân thiện với môi trường, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX”. 

 Theo đó, huyện phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.600 tỷ đồng; xây dựng vùng gỗ nguyên liệu được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững (FSC-FM) đạt 12.000 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 70%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 17,1%/năm... 

Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành, sản phẩm đảm bảo, thân thiện môi trường; tập trung phát triển công nghiệp chế biến, những sản phẩm chủ lực… 

Đồng thời, rà soát, quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp. Kiểm tra, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Duy trì và phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực với sản lượng ngày càng tăng, chất lượng ổn định, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước như: các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, sản phẩm quế các loại, quặng cầu viên, graphite... 

Triển khai linh hoạt, sáng tạo các nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy về phát triển kinh tế xanh, bền vững, Trấn Yên tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực nội sinh để xây dựng huyện theo hướng: "Phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc". Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Tập trung phát triển, cơ cấu lại nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng NTM bền vững; phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch nông thôn; tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị; thực hiện Chương trình "Mỗi xã có một sản phẩm” (OCOP) bảo đảm tiêu chuẩn, thương hiệu quốc gia, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sự hài lòng về chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của nhân dân. 



Vùng dâu Trấn Yên 

Cùng với đó, Trấn Yên cơ cấu lại ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng chế biến, chế tạo gắn với đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gắn với phát triển kinh tế rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Đặc biệt, coi trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và coi đây là vấn đề sống còn đối với mỗi người dân và quá trình phát triển. Tận dụng lợi thế hạ tầng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc để phát triển du lịch. Mặt khác, tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách, gắn với bảo đảm môi trường phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp, trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Phát triển bền vững lấy tăng trưởng xanh làm chìa khóa then chốt đã trở thành yêu cầu cấp bách, đảm bảo phát triển kinh tế hiệu quả gắn với giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần để Trấn Yên phát triển bền vững, trở thành huyện NTM kiểu mẫu vào năm 2025.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã thu hút 18 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vào địa bàn huyện với tổng vốn đăng ký 10.970 tỷ đồng. Một số dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh như: Dự án Nhà máy Dệt may xuất khẩu của Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF; Nhà máy Sản xuất thép hộp, thép ống của Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái; Hợp tác xã Quế hồi của Công ty Vinasamex… tạo việc làm cho trên 5.000 lao động. Một số sản phẩm du lịch sinh thái tại xã Vân Hội, Việt Hồng… bước đầu thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, sử dụng dịch vụ.

Thành Trung

Tags Trấn Yên phát triển xanh sản phẩm chè tre mắng Bát độ

Các tin khác
Trung tâm thành phố Yên Bái hôm nay.

Thành phố Yên Bái xác định mục tiêu sớm trở thành đô thị loại II vào năm 2022, là một trong các đô thị động lực của khu vực Tây Bắc văn minh, sinh thái, có sức hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh cao và ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng “Xanh, hài hoà, bản sắc, hạnh phúc”.

Sáng nay - 1/1/2022, tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ khởi công công trình đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15).

Nhờ việc chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, năm 2021, ngành nông nghiệp đã đạt được 8 thành tựu nổi bật, trong đó nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Công nhân Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái đóng gói sản phẩm thuốc.

Năm 2021 là một năm vượt khó của nền kinh tế nói chung, hoạt động sản xuất công nghiệp Yên Bái nói riêng. Chịu sự tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu Covid- 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục