Chi tiêu hợp lý, thay đổi hình thức mua sắm

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/1/2022 | 7:43:23 AM

YênBái - Năm 2021 đã khép lại với bao khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Hoạt động bán lẻ trên địa bàn tỉnh bị tác động do tâm lý lo ngại về dịch bệnh, người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm các nhóm hàng hóa thiết yếu và hạn chế các nhóm hàng hóa, dịch vụ chưa thật sự cần thiết.

Người dân mua sắm tại Siêu thị Vinmart, thành phố Yên Bái.
Người dân mua sắm tại Siêu thị Vinmart, thành phố Yên Bái.

Có thể thấy, diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, đời sống xã hội cũng như từng gia đình. Thu nhập ảnh hưởng, trong năm lại có nhiều đợt tăng giá xăng, giá gas kéo theo một số loại thực phẩm, rau xanh đồng loạt "leo thang”. Do đó, những giải pháp tiết kiệm chi tiêu của người tiêu dùng là cần thiết. 

Đang chọn lựa các mặt hàng tiêu dùng cần thiết cho gia đình, chị Lê Thị Mai Hoa ở phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Lâu nay, tôi cũng ít đi chợ và đến các siêu thị, trung tâm thương mại để mua sắm. Để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, tôi đều sử dụng dịch vụ mua sắm, đi chợ online để đảm bảo an toàn. Mình muốn mua gì thì chỉ cần đặt hàng qua hệ thống siêu thị, cửa hàng là có người ship tận nhà, rất tiện lợi”. 

Năm 2021, đối diện với khó khăn do dịch bệnh nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... đã linh hoạt, tích cực tìm các giải pháp phù hợp để duy trì và từng bước ổn định hoạt động kinh doanh. Sở Công Thương cũng ban hành kế hoạch đảm bảo sản xuất, lưu thông và cung ứng hàng hoá thiết yếu, bình ổn thị trường; bảo đảm các điều kiện cho hoạt động thương mại hoạt động trở lại bình thường, ổn định chỉ số giá tiêu dùng, không có trường hợp khan hàng, tăng giá; thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm cung ứng hàng hóa, bình ổn thị trường. 

Cùng với đó, Sở cũng chủ động triển khai tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại để kịp thời tham mưu những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; phối hợp với các lực lượng chức năng bình ổn, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa. 

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành quyết liệt kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh để giữ ổn định sản xuất, thúc đẩy thương mại phát triển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các nền tảng mạng xã hội hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xúc tiến thương mại, chào hàng, ký kết hợp đồng cung ứng hàng hóa bằng hình thức trực tuyến ở trong và ngoài nước. 

Đối với thương mại nội địa, Sở Công Thương đã phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng tập trung hỗ trợ các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ duy trì chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, mua bán hàng hóa của người dân. Trong đó, tập trung huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng thương mại - dịch vụ, xây dựng văn minh thương mại; chú trọng thị trường nội địa, gắn kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng trong tỉnh, tạo thuận lợi cung ứng hàng hóa thiết yếu, chất lượng cao phục vụ nhân dân các địa bàn nông thôn. 

Cùng với đó, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Nhờ đó, các dịch vụ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã mở cửa và hoạt động trở lại, đặc biệt là dịch vụ vận tải hành khách. Do đó, lĩnh vực thương mại, dịch vụ của tỉnh vẫn có bước tăng trưởng khá. 

11 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 17.306 tỷ đồng, tăng 11,02% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, lương thực, thực phẩm ước đạt trên 8.249 tỷ đồng, tăng 8,85%; hàng may mặc ước đạt gần 759 tỷ đồng, tăng 12,18%; đồ dùng, dụng cụ gia đình ước đạt gần 1.390 tỷ đồng, tăng 10,27%... Dự ước cả năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 18.874 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hồng Duyên

Tags dịch bệnh Covid-19 bán lẻ hàng hóa thiết yếu siêu thị Nghị quyết số 128

Các tin khác
Đồng bào Mông xã Phình Hồ thu hoạch chè Shan.

Mở rộng diện tích trồng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khoai sọ đạt OCOP 3 sao, huyện Trạm Tấu còn phối hợp hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Phình Hồ” cho sản phẩm chè Shan.

Cán bộ phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Yên Bái trao đổi nghiệp vụ tuyên truyền.

Năm 2021 đi qua trong bộn bề khó khăn, thách thức. Song, thu ngân sách của tỉnh Yên Bái đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra với số thu cao nhất từ trước tới nay, đạt 4.383 tỷ đồng, vượt 71% dự toán trung ương, vượt 9,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 22% so cùng kỳ năm 2020.

Huyện Trấn Yên xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm chủ lực.
Trong ảnh: Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trấn Yên cùng lãnh đạo xã Quy Mông kiểm tra vùng nguyên liệu đao riềng của xã.

Là địa phương có lợi thế trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Trấn Yên đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô, dây chuyền hiện đại được triển khai, đi vào hoạt động. Trước yêu cầu phát triển bền vững, huyện Trấn Yên xác định phát triển xanh, tăng trưởng xanh là lựa chọn lâu dài.

Trung tâm thành phố Yên Bái hôm nay.

Thành phố Yên Bái xác định mục tiêu sớm trở thành đô thị loại II vào năm 2022, là một trong các đô thị động lực của khu vực Tây Bắc văn minh, sinh thái, có sức hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh cao và ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng “Xanh, hài hoà, bản sắc, hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục