Thượng Bằng La thất thu do cam bệnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/1/2022 | 7:37:14 AM

YênBái - Thời điểm này có lẽ thời điểm vui nhất trong năm của người trồng cam, bởi đây là sau vụ thu hoạch, người nông dân được nghỉ ngơi và hưởng thành quả xứng đáng cho bao công sức của một năm chăm bẵm cây trồng. Nhưng với người trồng cam ở xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn thì lại là một mùa ảm đạm, thất thu.

Vườn cam V2 chín muộn của gia đình anh Phạm Văn Nguyên, xã Thượng Bằng La giảm sản lượng gần 5 lần so với năm trước.
Vườn cam V2 chín muộn của gia đình anh Phạm Văn Nguyên, xã Thượng Bằng La giảm sản lượng gần 5 lần so với năm trước.

Vườn cam của gia đình bà Hoàng Thị Nhàn ở thôn Trung Tâm được đánh giá là đẹp nhất nhì xã Thượng Bằng La. Với 1,8 ha, bà Nhàn trồng các giống cam: CS1 (cam chanh Vinh), sành, sen. Vụ vừa qua, bà Nhàn thu được 17 tấn quả với giá bán từ 4 đến 10.000 đồng/kg tùy loại, thu nhập đạt 140 triệu đồng. So với với những năm trước, sản lượng và thu nhập đều giảm trên một nửa. 

Bà Nhàn chia sẻ: "Mặc dù gia đình chăm bẵm hết sức cẩn thận và đúng quy trình kỹ thuật từ việc phát cỏ thủ công, bón phân chuồng ủ hoai mục kết hợp phân vi sinh hữu cơ cho đến việc rắc vôi khử trùng… nhưng từ đầu vụ đến nay, cam cứ chết dần, cây không còn sức sống. Những cây ra quả thì quả bị "dưa” nhiều, mã xấu nên giá trị cũng giảm nhiều”. 

Ngay cạnh đó, vườn cam nhà anh Phạm Văn Nguyên cũng trong tình trạng tương tự. Gia đình anh Nguyên có 1,5 ha trồng cam chia thành 2 khu vực trồng cách xa nhau gần 1 cây số nhưng đều bị mắc bệnh. Đầu năm nay, cây vẫn sinh trưởng tốt, lá bắp ra to nhưng khi ra lộc và hoa thì lá nhỏ dần, xuất hiện vàng lá, đậu quả ít lại bị teo và thối dần. 

Anh Nguyên thở dài: "Vụ này, gia đình tôi thu được khoảng 6 tấn quả, giảm 3 lần so với năm ngoái. Tiền thu về không đủ trả nhân công, chi phí chăm sóc, thuốc men. Gia đình còn khoảng 20 gốc cam V2 chín muộn nhưng cũng đang ngấp ngoải. Năm ngoái, một gốc cam này cho thu gần 1 tạ quả, nay chắc chỉ còn 20 kg bán được. Gia đình tôi đang chuyển dần một phần diện tích sang trồng cỏ voi nuôi bò, chứ khó mà bám trụ với cam nữa rồi”.

Không chỉ có gia đình bà Nhàn, anh Nguyên mà rất nhiều hộ trồng cam trên địa bàn xã vốn thu nhập tiền tỷ nay thất thu; thậm chí, có một số hộ mất trắng vụ cam này. 

Xã Thượng Bằng La là một trong những vùng trồng cam chủ lực của huyện Văn Chấn với 13/15 thôn và trên 2.000 hộ trồng cam. Từ cam đã có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu.  

Năm 2018, khi diện tích cam ở thị trấn Nông trường Trần Phú (giáp ranh xã Thượng Bằng La) bị bệnh vàng lá, thối rễ khiến hơn 200 ha cam bị xóa sổ thì ở xã Thượng Bằng La mới có 20 ha bị nhiễm bệnh. Năm 2019, diện tích cam của xã vẫn đạt 633 ha nhưng đến vụ cam năm 2020 - 2021, diện tích cam nhiễm bệnh tăng mạnh và hiện chỉ còn 433 ha; trong đó, 250 ha cho thu hoạch còn lại là trồng mới, sản lượng đạt 1.750 tấn, năng suất đạt trung bình 7 tấn/ha, giảm 4 - 5 tấn/ha so với vụ trước. Người trồng cam thất thu, cấp ủy, chính quyền xã Thượng Bằng La cũng nhanh chóng vào cuộc. 

Ông Hoàng Đình Mưu - Chủ tịch UBND xã cho biết: xã đã tổ chức họp từng thôn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con để từ đó có những định hướng, giải pháp hỗ trợ người trồng cam. Theo đó, những hộ có nhu cầu chuyển đổi sang giống cây trồng khác, xã sẽ tư vấn, tham mưu với huyện hỗ trợ một phần cây giống theo vùng quy hoạch của huyện. Đến nay, nhân dân trên địa bàn xã đã đăng ký chuyển đổi sang các giống cây trồng khác gồm: 3 ha na, 40 ha bưởi Diễn và da xanh, 6 ha dổi hạt, 40 ha cam Đường canh… Những hộ tiếp tục kiên trì với cam, xã đã chỉ đạo cán bộ ngành nông nghiệp, khuyến nông tích cực sâu sát cơ sở, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng, trị bệnh đúng kỹ thuật, cố gắng hạn chế giảm thiểu tác động của bệnh đến đời sống nhân dân.

Hoài Anh

Tags Thượng Bằng La cam chanh Vinh bị bệnh vàng lá thối rễ năng suất chất lượng

Các tin khác
Người dân huyện Trạm Tấu đưa các giống lúa lai vào sản xuất

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (GNBV), những năm qua, huyện Trạm Tấu đã tăng cường thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… Với sự vào cuộc của các ngành, chính quyền các địa phương và sự đồng thuận của người dân, công tác GNBV đạt được nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Từ 15h chiều 11/1, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 609 đồng/lít lên 23.159 đồng/lít. Trong khi đó, xăng RON 95 tăng thêm 581 đồng/lít.

Nông dân Lục Yên che phủ nilong giữ ấm cho mạ.

Thời điểm này, nông dân các địa phương trên địa bàn huyện Lục Yên đang tích cực vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp và các điều kiện cần thiết khác để sản xuất vụ xuân.

Sơ chế sản phẩm quế điếu thuốc ở Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên. (Ảnh: T.L)

OCOP là chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục