Mồ Dề nỗ lực hoàn thành gieo cấy lúa vụ xuân

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/1/2022 | 2:37:21 PM

YênBái - Vụ xuân năm 2021 - 2022, xã Mồ Dề có kế hoạch gieo cấy 80 ha lúa nước, chiếm gần 18% tổng diện tích lúa nước toàn xã.

Lãnh đạo xã Mồ Dề kiểm tra mạ vụ xuân 2022 của nhân dân bản Mồ Dề.
Lãnh đạo xã Mồ Dề kiểm tra mạ vụ xuân 2022 của nhân dân bản Mồ Dề.

Là vụ lúa xuân đầu tiên không còn sự hỗ trợ của Nhà nước nữa, nhân dân tự túc chủ động từ giống, phân bốn, nilon che mạ... nên để đảm bảo tiến độ theo khung lịch, xã đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến các bản, mọi người dân để nắm vững chủ trương cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con từ đó có hướng khắc phục phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Cùng đó, xã tiếp tục thực hiện phương châm cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước, mỗi đảng viên phụ trách từ 3 đến 5 hộ dân. 

Ông Hảng Đình Thu - Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: Là địa phương có phần lớn diện tích ruộng ở khu vực trên cao, thiếu nước tưới và thời tiết cũng khắc nghiệt hơn nên diện tích cấy được hai vụ mới thực hiện được 80 ha trên tổng số 445 ha ruộng nước toàn xã. Là vụ đầu tiên thực hiện chủ trương nhân dân tự túc về giống, vật tư, trong khi đời sống nhân dân còn khó khăn nên một số hộ vẫn còn tư tưởng trông chờ. Cấp ủy, chính quyền xã đã phân công cán bộ, công chức chủ động phối hợp với các thôn, bản tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, sản xuất, chăm sóc lúa; phân công cán bộ đi bản họp dân, triển khai, tuyên truyền nên đến nay phần lớn người dân đã chủ động. Hiện còn 66 hộ do khó khăn nên đã khắc phục bằng cách đăng ký thông qua xã để huyện đứng ra tạm ứng trước trên 706 kg giống để gieo cấy. 

Bản Mồ Dề là một trong 8 bản có diện tích ruộng gieo cấy lúa vụ đông xuân năm 2021 - 2022 nhiều nhất xã với 15 ha.  Bà Sùng Thị Lỳ - một trong những hộ đã chủ động mua giống từ sớm để đảm bảo thời vụ đã chia sẻ: "Nhà tôi có gần 1 ha ruộng bậc thang, mỗi vụ cấy hết 40 kg giống, nhưng vụ xuân chỉ cấy được 1/3 diện tích. Không được Nhà nước cấp giống nữa nhưng nhờ có sự thông tin, tuyên truyền sớm của xã, tôi đã chủ động đi mua 20 kg giống cùng với nilon che mạ chống rét, phân bón để xuống giống được kịp thời. Ruộng của gia đình tôi nếu cấy một vụ mùa cũng thu được trên 70 bao thóc đảm bảo đủ ăn, nhưng tôi thấy nên cấy thêm vụ xuân nữa để có thêm phụ phẩm chăn nuôi gia súc và bán lấy tiền”. 

Ông Sùng A Chờ ở cùng bản cũng đã tự mua giống vật tư, xuống giống chờ ngày cấy. Ông Chờ cho biết: "Nhà tôi ruộng ít, chỉ thu được hơn 30 bao thóc/vụ, nhà lại đông người nên trước đây cấy một vụ/năm thì thiếu đói từ 2 - 3 tháng. Mấy năm gần đây, nhờ cấy thêm vụ xuân, thu được hơn 20 bao thóc nên gia đình đã không bị đói giáp hạt nữa. Dù không được Nhà nước cấp giống, vật tư nữa thì chúng tôi vẫn cứ chủ động tự làm để đảm bảo lương thực cho gia đình. Riêng vụ xuân này, tôi đã tự mua 10 kg giống cùng với nilon che mạ, phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo sản xuất của gia đình”.

Theo khung lịch, các diện tích ruộng ở khu vực trên cao hơn xuống giống từ cuối tháng 12/2021, diện tích ruộng ở khu vực thấp dưới thị trấn xuống giống vào đầu tháng 1 để đảm bảo được cấy trước và ngay sau tết Nguyên đán 2022. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thống nhất cao trong chỉ đạo đến triển khai thực hiện, 80 ha diện tích vụ xuân của xã hiện đều đã làm mạ và làm đất xong để chờ ngày cấy.
Châu Á

Tags Mồ Dề gieo cấy lúa vụ xuân nilon che mạ phân bón ruộng bậc thang

Các tin khác
Nhân dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

Triển khai nhiều giải pháp giúp các xã vùng khó khăn bứt phá trở thành xã nông thôn mới (NTM), huyện Văn Chấn quyết tâm phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM và 2 xã đạt NTM nâng cao trong năm 2024.

Vàng miếng SJC giao dịch trên 84 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hôm nay (16/4) tiếp đà tăng mạnh do lực cầu trú ẩn an toàn khi nhà đầu tư lo ngại căng thẳng leo thang tại Trung Đông. Trong nước, giá vàng nhẫn các loại biến động trong vùng hẹp, giao dịch quanh 74,6 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra 76,5 triệu đồng/lượng; vàng miếng SJC tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh với mức tăng cao nhất là 1 triệu đồng/lượng, giao dịch trên 84 triệu đồng/lượng.

Nông dân thôn Khe Năm xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên sản xuất và thu hái chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để sản xuất, kinh doanh chè phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị; thúc đẩy các hộ trồng chè tham gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và chất lượng; đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn có chứng nhận...

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh kiểm tra sâu bệnh trên lúa xuân.

Hiện nay, trên lúa đã xuất hiện các loại sâu bệnh hại như: bệnh đạo ôn, khô vằn, bọ xít đen, rầy nâu, rầy lưng trắng... Toàn tỉnh đã có 816,5 ha lúa nhiễm sinh vật gây hại, tăng 114,5 ha so với cùng kỳ tuần trước; diện tích nhiễm sinh vật gây hại mức nhẹ, trung bình, không có diện tích nhiễm nặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục