Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu phát đi cảnh báo mới về mì ăn liền của Acecook chứa 2-Chloroethanol.
|
Cảnh báo của Đức về mì ăn liền "Đệ nhất mì gà" của Acecook.
|
Trao đổi với phóng viên báo chí, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - cho biết: Ngày 7/2/2022, Văn phòng SPS Việt Nam đã có văn bản số 16/SPS-BNNVN gửi Vụ Khoa học và Công Nghệ (Bộ Công Thương) thông tin về thông báo của Liên minh châu Âu về sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể như sau:
Tiếp theo thông báo 2021.4233 ngày 9/8/2021 đối với sản phẩm mì tôm chua cay nhãn hiệu "Hao Hao Sour-Hot Shrimp Flavour”, ngày 24/1/2022, Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tiếp tục nhận được từ Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu, số tham chiếu 2022.0428 đối với sản phẩm mì ăn liền nhãn hiệu "Đệ nhất mì gà”, thông báo: Quốc gia thông báo về thông tin sản phẩm là Cộng hòa Liên bang Đức; sản phẩm bị thông báo là mì ăn liền nhãn hiệu "Đệ nhất mì gà” do Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (tên tiếng Anh "Acecook Vietnam Joint Stock Company”) sản xuất; địa chỉ: Lô số II-3, Đường số 11, cụm công nghiệp II, khu công nghiệp Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh. Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu cảnh báo sản phẩm có mối nguy là chứa 2-Chloroethanol ở mức 1,6mg/kg.
Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam báo cáo theo quy định. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề nghị Quý Cơ quan gửi văn bản thông báo kết quả xử lý về Văn phòng SPS Việt Nam trong quý I/2022 để tổng hợp.
Cũng theo ông Ngô Xuân Nam, trước đó (ngày 27.1.2022), Văn phòng SPS Việt Nam đã có văn bản gửi Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cập nhật tình hình thực hiện các cam kết SPS của Hiệp định EVFTA.
Với chức năng là cơ quan đầu mối của Việt Nam về việc thực thi Chương SPS của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Văn phòng SPS Việt Nam tập trung phản hồi quy định mới của Liên mình Châu Âu (EU) về việc tạm thời tăng tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm đối với quả thanh long của Việt Nam, tăng tần suất kiểm tra đối với các loại rau gia vị, đậu bắp và ớt; việc yêu cầu bổ sung chứng thư (health report) và test report với chỉ tiêu ethylene oxide đối với các sản phẩm thực phẩm ăn liền nhập khẩu vào EU. Thống nhất giải pháp và tiến độ để EU giảm tần suất kiểm tra nông sản, thực phẩm của Việt Nam, đặc biệt là quả thanh long và thực phẩm ăn liền.
Văn phòng SPS cũng cập nhật tiến độ thực thi cam kết SPS của Hiệp định EVFTA, cập nhật danh sách doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào EU và ngược lại cùng một số nội dung khác liên quan đến các thay đổi quy định SPS...
(Theo LĐO)
Với quy mô công suất 30.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư lên tới 120 triệu USD, nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT của Tập đoàn An Phát Holdings sẽ là một trong số ít các nhà sản xuất nguyên liệu xanh toàn cầu.
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 1076/BTC-QLG gửi các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội và tập đoàn, tổng công ty về tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quản lý giá. Theo đó, cần theo sát diễn biến cung cầu để có phương án điều hành, kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm.
Trước hiện tượng "bất thường" nhiều cửa hàng xăng dầu treo biển "Hết hàng" vì lý do thiếu nguồn cung, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo lập đoàn thanh tra để tổng kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp phân phối, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu toàn quốc.
Mở phiên giao dịch ngày vía Thần Tài 10/2, giá vàng SJC mua vào - bán ra cùng tăng lên mức 61,65– 62,65 triệu đồng/lượng, cùng lúc giá vàng thế giới tăng lên 1.833 USD/oz.