Yên Bái từng bước xử lý rác thải rắn sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/2/2022 | 2:02:01 PM

YênBái - Một trong những nội dung của Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là việc hoàn thiện xây dựng các lò đốt rác thay thế cho các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hiện nay. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu, góp phần xử lý triệt để các hoạt động ô nhiễm môi trường trong quá trình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

Công nhân Đội Vệ sinh môi trường đô thị huyện Văn Yên vận hành lò đốt rác tại xã Đông Cuông.
Công nhân Đội Vệ sinh môi trường đô thị huyện Văn Yên vận hành lò đốt rác tại xã Đông Cuông.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nhất là đời sống của nhân dân được nâng cao thì lượng rác thải phát sinh cũng như nhu cầu về xử lý rác thải để giữ gìn, bảo đảm môi trường sống trong lành ngày càng cần nâng lên nhất là ở khu vực nông thôn. Năm 2021, khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là trên 400 tấn/ngày. 

Trên cơ sở định mức phát thải cũng như dân số ước tính của tỉnh, dự báo đến năm 2030 tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh là 553,5 tấn/ngày, trong đó: khu vực đô thị là 197,5 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 356 tấn/ngày. Trong khi đó, hạ tầng về xử lý rác thải sinh hoạt của tỉnh hiện nay còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý cũng như yêu cầu về bảo vệ môi trường. 

Hiện nay, ngoài Nhà máy Xử lý rác thải xã Văn Phú, thành phố Yên Bái của Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái sử dụng công nghệ tái sử dụng sản xuất phân vi sinh, tái chế hạt nhựa thì trên địa bàn tỉnh còn có 27 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 8 bãi chôn lấp cấp huyện và 19 bãi chôn lấp cấp xã - đều là các bãi chôn lấp thông thường, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác, không có biện pháp lót đáy, lót thành, phủ đất, có nguy cơ tạo thành các điểm nóng về ô nhiễm môi trường.

Đối với các bãi chôn lấp, phần lớn CTRSH được đưa về chứa tại các bãi chôn lấp, sau đó được lấp đất, phun chế phẩm khử mùi (đối với các bãi chôn lấp cấp huyện) hoặc được đốt tự nhiên (đối với các bãi chôn lấp cấp xã).

Để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã ban hành Đề án tăng cường năng lực quản lý CTRSH trong đó có nhiệm vụ đầu tư mới 13 lò đốt CTRSH trong thời gian từ năm 2020 - 2025 với kinh phí thực hiện là 193,4 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh là 25,05 tỷ đồng; Quỹ Bảo vệ môi trường 25,05 tỷ đồng; nguồn xã hội hóa là 143,3 tỷ đồng). 

Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã bàn giao Lò đốt rác sinh hoạt tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên sau hơn 3 tháng khởi công xây dựng với kinh phí 5,3 tỷ đồng từ nguồn vốn Nhà nước. Đây là công trình xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt đầu tiên trên địa bàn tỉnh. 

Công trình được đưa vào sử dụng từ ngày 31/12/2021; kết quả quan trắc cho thấy tất cả các thông số quan trắc về bụi, khí thải của thiết bị đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 61-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. 

Ông Hà Mạnh Cường - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Với công suất 20 tấn/ngày, lò đốt này sẽ giải quyết bài toán về rác thải cho thị trấn Mậu A, xã Mậu Đông, Đông Cuông và một số khu vực lân cận. Để lò đốt hoạt động hiệu quả, Sở đã chỉ đạo đơn vị tiếp nhận là UBND huyện Văn Yên bố trí nguồn kinh phí, nhân lực để vận hành lò đốt với thời gian tối đa 3 ca tùy theo lượng rác thải thu gom vận chuyển về lò đốt. Tới đây, trên địa bàn huyện Văn Yên cũng sẽ tiếp tục xây dựng thêm lò đốt rác ở xã An Thịnh từ nguồn xã hội hóa nhằm xử lý toàn bộ lượng rác thải phát sinh trên địa bàn huyện. Đây cũng là cơ sở để tỉnh tiếp tục đầu tư các lò đốt tiếp theo trong thời gian tới”.

Trong thời gian chờ xây dựng các lò đốt rác, trước mắt, Sở đã chỉ đạo các địa phương đầu tư nâng cấp, cải tạo các khu xử lý để đáp ứng được khả năng tiếp nhận CTRSH cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Các đơn vị quản lý các khu chôn lấp đang hoạt động có trách nhiệm - đánh giá về khả năng tiếp nhận rác đến khi được đầu tư lò đốt CTRSH; trường hợp không đủ, phải báo cáo UBND các huyện, thị xã để có phương án mở rộng, bổ sung; thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bãi rác gây ra: thường xuyên phun chế phẩm sinh học để giảm mùi hôi thối, ruồi nhặng; tiến hành lấp đất; có biện pháp tránh phát sinh nước rỉ rác xuống nước ngầm và ra môi trường xung quanh. 
Hoài Anh

Tags Yên Bái rác thải rắn Nhà máy Xử lý rác thải xã Văn Phú Quỹ Bảo vệ môi trường

Các tin khác
Tại một số dự án đầu tư công, Bộ GTVT đề xuất thực hiện thu hoàn vốn theo cơ chế giá.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính liên quan đến phương án thu hồi vốn Nhà nước đã đầu tư vào các đoạn đường bộ sử dụng toàn bộ vốn đầu tư công trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Từ 17/2, Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai.

Ngày 17/2, qua đường dây nóng, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai nhận được thông tin từ Ban Quản lý cửa khẩu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) thông báo dừng hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Các xe chờ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai.

Bộ Công Thương đề nghị các địa phương vùng trồng, vùng nuôi nông sản, thủy sản thường xuyên theo dõi tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Giá vàng sáng 18/2 lên kỷ lục mới 63,52 triệu đồng/lượng.

Sáng 18/2, giá vàng trong nước được các doanh nghiệp điều chỉnh lên mức 63,52 triệu đồng/lượng, sau khi giá vàng thế giới trong phiên 17/2 cũng tăng lên mức cao kỷ lục 8 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục