Yên Bái nỗ lực kết nối “huyết mạch” kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/2/2022 | 7:38:34 AM

YênBái - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giao thông đường bộ giữ vai trò chủ đạo vì đường bộ là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình dưới 300 km, hỗ trợ gom, giải tỏa hàng hóa, hành khách cho các phương thức vận tải khác.

Nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh được mở mới và nâng cấp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh được mở mới và nâng cấp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đến hết năm 2021, mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Bái có chiều dài 9.353,5 km. Trong đó có 80,5 km đường cao tốc; 400 km đường quốc lộ, 454 km đường tỉnh, 329 km đường đô thị, 8.090 km đường giao thông nông thôn (GTNT) và đường chuyên dùng. 

Với vai trò "giao thông đi trước mở đường”, hạ tầng giao thông toàn tỉnh không ngừng được đầu tư, phát triển, tạo nên mạch nguồn giao thông thông suốt từ thành thị đến nông thôn, nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. 

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã xác định một trong ba đột phá chiến lược là: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Đồng thời, Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu, quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030. 

Để đạt được mục tiêu đó, trong năm 2021 và những ngày đầu xuân năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm, quan trọng của tỉnh của huyện như: cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái; Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái; đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu) Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); cải tạo nâng cấp đường Văn Chấn (Yên Bái) - Yên Lập (Phú Thọ); cải tạo nâng cấp đường Văn Yên (Yên Bái) - Văn Bàn (Lào Cai); đường Lục Yên (Yên Bái) - Bảo Yên (Lào Cai)... 

Cùng với đó, công tác phát triển hạ tầng GTNT tiếp tục được quan tâm đầu tư, cụ thể là việc tiếp tục đầu tư kiên cố hóa đường GTNT bằng đề án phát triển GTNT giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu của cả giai đoạn là đầu tư kiên cố hóa trên 2.000 km đường GTNT, trung bình mỗi năm là 400 km. Với sự quyết tâm của chính quyền các địa phương và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đã tích cực đóng góp công, tiền và tự nguyện hiến đất làm đường. 

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện đề án phát triển giao thông và toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 550/400 km, bằng 137% kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2025, hoàn thành vượt chỉ tiêu kiên cố hóa đường GTNT theo mục tiêu đề án đã đề ra, nâng tổng số chiều dài đường GTNT được kiên cố hóa trên địa bàn lên 5.948 km/7.863km, đạt 75,6%. 

Ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Với sự tham gia đóng góp của nhân dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm kết hợp các nguồn tài trợ, phong trào phát triển GTNT ở Mù Cang Chải đạt được kết quả rất tích cực, nhất là phong trào bê tông đường đặc thù liên bản. Đến nay, các bản đều có đường xe máy đến trung tâm, nhiều đường liên bản đã được bê tông hóa, giúp nhân dân đi lại thuận lợi, làm thay đổi cuộc sống của người dân.

Chỉ tính riêng năm 2021, huyện đã huy động được gần 33 tỷ đồng, xây dựng được hơn 65 km đường GTNT, 42 công trình thoát nước. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư gần 24 km đường bê tông đạt tiêu chuẩn; huy động từ sự đóng góp của người dân như nhân công, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị… để làm được 41 km đường bê tông loại 2, với chiều rộng mặt đường 1,5 m, chiều dày 15 cm tại 13 xã.

Ông Đỗ Việt Bách - Giám đốc Sở GTVT cho biết: Xác định việc đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt, tạo động lực đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh, do vậy, ngành GTVT sẽ tiếp tục tham mưu với tỉnh phát triển hệ thống GTVT một cách đồng bộ, tạo mạng lưới giao thông thông suốt giữa các khu vực của tỉnh. 

Đồng thời, gắn kết với mạng lưới GTVT quốc gia, tạo sự liên kết vùng, trọng tâm là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tiếp tục triển khai thực hiện các dự án trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025 theo Chương trình hành động số 10 - CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy; đẩy mạnh phát triển GTNT theo đề án đã được phê duyệt gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới... 

Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng GTVT hiện có, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đặc biệt là các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến đường kết nối vùng, liên vùng, thực hiện đầu tư hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và tuân thủ các quy hoạch được phê duyệt. Tham mưu xây dựng chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông... 

Tốc độ phát triển mạng lưới đường bộ tăng 51,5% so với năm 2010 và tăng 9,6% so với năm 2015. Tổng các nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông năm 2021 là 3.880 tỷ đồng. Năm 2022 dự kiến khoảng 3.930 tỷ đồng và dự kiến cả giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 19.200 tỷ đồng.

 Quang Thiều

Tags Yên Bái “huyết mạch” kinh tế đường bộ đường sắt đường thủy giao thông nông thôn Chương trình hành động số 10 - CTr/TU nông thôn mới

Các tin khác
ảnh minh họa

Ở kỳ điều chỉnh ngày mai, giá xăng dầu khả năng cao tiếp tục tăng khi giá dầu thế giới tiến sát 100 USD, doanh nghiệp trong nước kêu "càng bán càng lỗ".

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Phương án thiết kế một cây cầu trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được UBND tỉnh Cao Bằng trao giải nhất vào năm 2021.

Tỉnh Cao Bằng đề xuất xây dựng cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh với tổng vốn 22.698 tỷ đồng, tăng 1.759 tỷ so với phương án đã được Thủ tướng phê duyệt trước đó.

Người tiêu dùng đang phải chi trả khoản thuế không nhỏ cho mỗi lít xăng dầu sử dụng. Ảnh minh hoạ

Hiện giá xăng A95 đã vượt mốc 25.000 đồng/lít, trong đó riêng các khoản thuế chiếm gần 40% giá bán tới người tiêu dùng. Để giảm giá xăng dầu, nhiều ý kiến chuyên gia và Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế để bình ổn giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục