Vụ Trịnh Văn Quyết: Cục Hàng không họp khẩn với Bamboo Airways

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/3/2022 | 7:41:55 AM

Đại diện Cục Hàng không cho rằng theo Điều lệ vận chuyển, cá nhân Chủ tịch của Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết không có quyền quyết định chiến lược phát triển công ty, kế hoạch phát triển kinh doanh.

Bamboo Airways sẽ vẫn hoạt động sau khi duy trì ổn định bộ máy nhân sự và các tổ chức cam kết hỗ trợ dòng tiền.
Bamboo Airways sẽ vẫn hoạt động sau khi duy trì ổn định bộ máy nhân sự và các tổ chức cam kết hỗ trợ dòng tiền.

Liên quan đến việc Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết bị bắt, lãnh đạo hãng hàng không này cho biết các tổ chức tài chính vẫn cam kết hỗ trợ, dòng tiền vẫn được đảm bảo nhằm duy trì hoạt động của hãng bình thường.

Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam sẽ giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của Bamboo Airways trong thời gian tới.

Bamboo Airways hoạt động bình thường

Trong cuộc họp khẩn với lãnh đạo chủ chốt của Bamboo Airways để đánh giá rủi ro, đảm bảo hoạt động bay an toàn tuyệt đối vào chiều 30/3, theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, Bamboo Airways được cấp sửa đổi lần gần nhất về vận tải, giấy phép kinh doanh vận tải hàng không vào ngày 3/2/2021.

Đến nay Bamboo Airways đang khai thác 29 tàu bay. Trong đó, gần nhất, ngày 5/12/2022, có một tàu bay A319 sẽ kết thúc hợp đồng thuê. Các tàu khác đều kết thúc hợp đồng vào các năm 2024, 2025 và các năm sau nữa.

Cục Hàng không Việt Nam chưa nhận được văn bản nào của tổ chức cho thuê tàu bay cũng như tổ chức uỷ quyền yêu cầu tạm dừng khai thác tàu bay của Bamboo Airways.

Hiện, người đại diện pháp luật của Bamboo Airways là ông Đặng Tất Thắng, Tổng giám đốc.

Mặt khác, trong Điều lệ vận chuyển của Bamboo Airways cũng nêu rõ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị gồm lập chương trình và kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình nội dung tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản trị; tổ chức việc thông qua các quyết định, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông; các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, các Nghị quyết Hội đồng quản trị.

Đại diện Cục Hàng không cho rằng theo Điều lệ vận chuyển, cá nhân Chủ tịch của Bamboo Airways, cụ thể là ông Trịnh Văn Quyết sẽ không có quyền quyết định chiến lược phát triển công ty, kế hoạch phát triển kinh doanh cũng như kế hoạch phát triển đội tàu bay. Người đại diện pháp luật là ông Đặng Tất Thắng sẽ phụ trách toàn bộ.

Về vốn góp, Tập đoàn FLC góp 51% (3.586 tỷ đồng), ông Trịnh Văn Quyết góp 40% (2.800 tỷ đồng), cổ đông khác 8,7% (610 tỷ đồng). Cá nhân ông Quyết hiện nắm khoảng 30% cổ phần của FLC. Nếu tính cả phần vốn này góp, ông Quyết đang góp khoảng 3.800 tỷ đồng vào Bamboo Airways (tương đương 51,2%). Phần còn lại khoảng hơn 48% của 7.000 tỷ đồng (theo Giấy phép kinh doanh), tương đương hơn 3.000 tỷ.

"Theo quy định tại Nghị định 89, vốn tối thiểu để duy trì hoạt động của đội tàu bay từ 30 tàu trở lên là 700 tỷ đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngay cả khi không tính khoản vốn góp của ông Trịnh Văn Quyết, khoản tiền còn lại vẫn đủ đáp ứng yêu cầu yêu cầu theo quy định”, đại diện Cục Hàng không Việt Nam khẳng định.

Giám sát chặt chẽ hoạt động của Bamboo Airways

Sau khi Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam, trong khi chờ kết luận của cơ quan điều tra, ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết từ 18 giờ tối ngày 29/3, lãnh đạo Bamboo Airways đã đánh giá rủi ro và ảnh hưởng hoạt động của hãng sau khi có sự thay đổi đột ngột vị trí lãnh đạo cao nhất.

Hiện nay, ông Trịnh Văn Quyết đã uỷ quyền toàn bộ quyền cổ đông tương ứng số cổ phần Bamboo Airways mà ông Quyết sở hữu cho bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC. Như vậy, bà Yến sẽ thay mặt và đại diện cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện các công việc, quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC-Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Airways cũng như toàn bộ quyền cổ đông tại hai doanh nghiệp nói trên theo đúng quy định pháp luật và điều lệ của công ty.

Ngoài ra, Bamboo Airways đã triển khai ngay các biện pháp nhằm tăng cường an toàn đảm bảo hoạt động khai thác bay, giảm tối đa các rủi ro; bộ máy hoạt động từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên, duy trì hoạt động ổn định, bền vững; 100% cán bộ, công nhân viên, người lao động cam kết đoàn kết, đồng hành cùng hãng để duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là đảm bảo an toàn bay và chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững.

"Các định chế tài chính (ngân hàng, tổ chức tín dụng) đã ký kết hợp đồng với Bamboo Airways đều cam kết duy trì và tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký. Bằng hệ sinh thái FLC cùng mối quan hệ và hợp tác với hệ thống các ngân hàng có uy tín, các định chế tài chính khẳng định dòng tiền hoạt động được đảm bảo. Với khách hàng, Bamboo Airways đã cam kết và tiếp tục cam kết thực hiện mọi nghĩa vụ,” ông Trọng khẳng định.

Nhấn mạnh Cục Hàng không sẽ có báo cáo tổng thể hoạt động của Bamboo Airways lên Bộ Giao thông Vận tải, ông Hồ Minh Tấn, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết sáng 30/3, Cục Hàng không đã họp khẩn về hoạt động của hãng này sau khi có thông tin tạm giam với Chủ tịch Hội đồng quản trị Trịnh Văn Quyết.

"Trước mắt, Nhà chức trách hàng không sẽ giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của Bamboo Airways trong 3-6 tháng tới. Trong đó, đặc biệt lưu ý vấn đề bảo dưỡng, khai thác tàu bay, huấn luyện đào tạo, duy trì năng định cho đội ngũ phi công, tiếp viên, nguồn nhân lực,” ông Tấn nói.

Ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán," "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Thẻ VETC được dán trên kính xe và trừ tiền vào tài khoản thẻ của chủ xe khi qua trạm thu phí. (Ảnh minh họa)

Thực hiện Công điện số 155/CĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai dán thẻ định danh đối với xe ô tô để sử dụng dịch vụ thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC), ngày 9/3, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Công văn số 648 về việc triển khai dán thẻ định danh đối với xe ô tô để sử dụng dịch vụ thu phí ETC.

Cầu Bách Lẫm ngày mới đi vào hoạt động. (Ảnh: T.L)

UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 415/QĐ-UBND, ngày 25/3/2022 chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới dọc 2 bên đường cầu Bách Lẫm, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái.

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và Thương mại Tiến Đạt đẩy nhanh tiến độ thi công gói thầu Dự án đường nối quốc lộ 32 từ thị xã Nghĩa Lộ với tỉnh lộ 174 đi huyện Trạm Tấu. (Ảnh: Manh Cường)

Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19, tỉnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm nhằm phát triển hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách. Qua đó, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những năm tới.

Công nhân Công ty Điện lực Yên Bái bảo dưỡng lưới điện.

Nhiều giải pháp giảm suất sự cố lưới điện 110kV như: kiểm tra định kỳ lưới điện đảm bảo về tần suất, chất lượng điện năng; đồng thời, xử lý những tồn tại trên đường dây và đầu tư củng cố lưới điện...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục