Văn Yên thực hiện “mục tiêu kép” trong sản xuất nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2022 | 2:02:40 PM

YênBái - Năm 2022 tiếp tục là năm khó khăn trong phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Trong bối cảnh đó, huyện Văn Yên đã nỗ lực, chủ động thực hiện "mục tiêu kép" do Chính phủ đề ra, vừa tập trung triển khai các biện pháp PCD Covid-19 vừa đạt mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả ở xã Lang Thíp cho hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả ở xã Lang Thíp cho hiệu quả kinh tế cao.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép trong phát triển nông nghiệp, xã Xuân Ái tập trung mở rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Ông Trần Long Giang - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển đa dạng các loại hình kinh tế. Trong đó, trọng tâm là phát triển các mô hình chăn nuôi hàng hóa để nâng cao thu nhập. 

Đến nay, toàn xã có 22 mô hình chăn nuôi quy mô tập trung cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình chăn nuôi bò 3B của ông Phạm Văn Dần, thôn Sông Hồng được đánh giá là khá hiệu quả khi từ năm 2020, ông Dần vay mượn thêm để đầu tư hơn 400 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng trại, trồng cỏ và mua 11 con bò về nuôi. Sau 2 năm, mô hình của ông đã phát huy hiệu quả rõ rệt, trở thành điểm tham quan học tập cho nhiều hộ dân trong xã và các xã lân cận. 

Với quan điểm phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, huyện Văn Yên đã khai thác thế mạnh từng vùng, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh một cách hiệu quả. 

Cùng với thành lập Tổ tư vấn các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, phát triển sản xuất nông nghiệp và Tổ tư vấn hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai các chương trình, dự án, huyện đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã; quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, phát triển cây dược liệu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; sắp xếp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, đảm bảo phù hợp điều kiện từng địa phương. Nhờ đó, số lượng trang trại, gia trại trong huyện tăng nhanh và phát triển vượt trội. 

Đặc biệt, dựa trên tiềm năng, lợi thế từng địa phương, vùng hướng đến đảm bảo được chất lượng sản phẩm, mở rộng được quy mô, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, huyện đang triển khai thực hiện một số mô hình thử nghiệm các cây trồng, vật nuôi mới có tiềm năng năng suất cao và giá trị kinh tế lớn. 

Trong năm 2021, huyện đã thử nghiệm 10 mô hình nuôi gà ri lai quy mô 100 con/mô hình dưới tán quế ở các xã vùng trọng điểm trồng quế, 2 mô hình nuôi dê Bách thảo số lượng 10 con/mô hình tại xã Tân Hợp và xã Yên Phú, 4 mô hình trồng 4 loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mỗi mô hình 1 ha trồng trám đen tại xã Xuân Tầm, trồng lê tại xã Nà Hẩu, trồng hồng giòn tại xã Lang Thíp, trồng na Đài Loan tại xã Châu Quế Hạ; hỗ trợ chính sách phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; triển khai chương trình sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao với diện tích 17 ha gồm các giống Bắc Thơm, Dự Hương số 8 và ST25. Hiện các cây trồng, vật nuôi đang được chăm sóc, sinh trưởng, phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. 

Ông Hà Đức Anh - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: UBND huyện tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; quan tâm khuyến khích, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh, mở rộng thị trường đầu ra và bền vững cho các sản phẩm, phấn đấu năm 2022 có thêm 8 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP; tuyên truyền, vận động, khuyến khích, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về chăn nuôi nhằm tăng đầu đàn và tăng sản lượng. Bên cạnh đó, huyện đang tiếp tục nhân rộng các mô hình thử nghiệm mới có tiềm năng, năng suất cao và giá trị kinh tế lớn để tăng thu nhập cho người dân.  

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Văn Yên đã và đang thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bằng việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững. Tập trung nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất đối với các cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản hiện có như quế, lúa chất lượng cao, ngô, sắn, gỗ rừng trồng… bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo. Các đề án, chính sách thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp được triển khai kịp thời và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thay đổi tư duy của người dân theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững. 

Thanh Tân

Tags Văn Yên mục tiêu kép nông nghiệp Covid-19 nông thôn mới cây trồng vật nuôi OCOP

Các tin khác
Tính đến hết Quý I/2022, vẫn còn hơn 51.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ.

Bộ Tài chính cho biết, đến hết quý I/2022, tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt trên 11%, vẫn còn hơn 51.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ; đáng chú ý, vẫn còn 29 đơn vị chưa giải ngân đồng nào.

Ngày 6-4, thông tin từ các đại lý vé máy bay cho biết, nhu cầu mua vé máy bay trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 đang tăng mạnh, giá vé tăng dần theo ngày, đặc biệt là các đường bay có nhu cầu du lịch cao như từ Hà Nội, TPHCM đi Phú Quốc, Đà Nẵng, Đà Lạt, Côn Đảo…

Tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ sẽ giảm tải cho quốc lộ 2 (đường màu xanh).

Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ dài 40 km được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 3.110 lên 3.710 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách trung ương và địa phương.

Vùng cam sành Lục Yên tiếp tục ổn định diện tích 200 ha và thay đổi phương thức canh tác để đạt tiêu chuẩn chứng nhận là 100 ha vào năm 2025. Ảnh: Nông dân huyện Lục Yên thu hoạch cam sành.

Giai đoạn 2021 - 2025, cây ăn quả là 1 trong 10 sản phẩm trong nhóm chủ lực của tỉnh Yên Bái được tiếp tục cơ cấu tổ chức sản xuất theo hướng liên kết hình thành hợp tác xã, nhóm hộ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, định hướng phát triển các nhóm sản phẩm theo vùng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục