Hướng đi mới cho vùng cây ăn quả Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2022 | 7:30:18 AM

YênBái - Giai đoạn 2021 - 2025, cây ăn quả là 1 trong 10 sản phẩm trong nhóm chủ lực của tỉnh Yên Bái được tiếp tục cơ cấu tổ chức sản xuất theo hướng liên kết hình thành hợp tác xã, nhóm hộ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, định hướng phát triển các nhóm sản phẩm theo vùng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả.

Vùng cam sành Lục Yên tiếp tục ổn định diện tích 200 ha và thay đổi phương thức canh tác để đạt tiêu chuẩn chứng nhận là 100 ha vào năm 2025. Ảnh: Nông dân huyện Lục Yên thu hoạch cam sành.
Vùng cam sành Lục Yên tiếp tục ổn định diện tích 200 ha và thay đổi phương thức canh tác để đạt tiêu chuẩn chứng nhận là 100 ha vào năm 2025. Ảnh: Nông dân huyện Lục Yên thu hoạch cam sành.

Giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí 42,3 tỷ đồng để người dân trồng mới 2.263 ha cam, quýt, bưởi. Đên hết năm 2020, tỉnh đã hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi với diện tích 5.400 ha, năng suất đạt 90 tạ/ha, sản lượng đạt trên 33.000 tấn/năm; nâng tổng số diện tích cây ăn quả lên trên 9.700 ha, giá trị cây ăn quả các loại đạt 400 - 420 tỷ đồng.

Phong trào trồng cây ăn quả được thúc đẩy một cách mạnh mẽ, người dân ngày càng quan tâm đưa các giống, tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất như: cam Đường canh, bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi Đại Minh... góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây ăn quả trên toàn tỉnh. 

Tuy nhiên, giai đoạn này mới chỉ tập trung phát triển diện tích cây ăn quả có múi. Bởi vậy, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung phát triển đa dạng các vùng cây ăn quả hướng theo hướng hàng hóa, sản xuất an toàn, hữu cơ, hợp tác, liên kết chuỗi giá trị bền vững. Đồng thời tạo điều kiện thu hút đầu tư vào khâu chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của các loại hoa quả như: chế biến đóng hộp, làm mứt, hoa quả sấy… 

Theo đó, vùng cây ăn quả có múi tiếp tục ổn định quy mô đã có; quản lý và duy trì diện tích cam sành Lục Yên, bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình theo hướng nâng diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…) tương ứng với hai vùng này lần lượt là 100 ha, 500 ha. 
Tỉnh cũng quan tâm khôi phục một số sản phẩm cây ăn quả truyền thống và phát triển mới một số sản phẩm cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng địa phương bao gồm: vùng trồng nhãn truyền thống huyện Văn Yên, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ bằng phương pháp ghép cải tạo; hồng không hạt Lục Yên; nghiên cứu xây dựng mới vùng trồng na bằng các giống na có năng suất, chất lượng và giá trị cao (giống na Đài Loan, Thái Lan và giống na dai) trên diện tích đất núi đá vôi tại huyện Lục Yên, Văn Chấn với diện tích 300 ha; hỗ trợ trồng mới 100 ha giống hồng Fuji tại huyện Mù Cang Chải; phát triển trồng chuối mô tại huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái với diện tích khoảng 1.000 ha. 

Ở vùng cao, tỉnh hỗ trợ để hình thành các vùng cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới như: 350 ha mận, 150 ha lê, 150ha đào, tạo nguồn thu nhập cho người dân vùng cao gắn với chương trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ vào mục tiêu, vùng sản xuất, cơ cấu giống, đến nay, các địa phương đã ban hành đề án phát triển cây ăn quả cấp huyện. Thông qua việc thực hiện đề án, các địa phương đã tổ chức đánh giá, điều tra, phân tích hiện trạng về cây ăn quả trên địa bàn. Từ đó, xác định địa điểm, quy mô, loài cây có thể phát triển trở thành hàng hóa và có những định hướng, giải pháp cụ thể về quỹ đất, giống, phân bón, đào tạo kỹ thuật, xây dựng thương hiệu thị trường... để phát triển vùng cây ăn quả một cách bền vững cho những năm tiếp theo. Đề án còn là cơ sở để các địa phương thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây ăn quả, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tạo thu nhập ổn định giúp nhân dân vươn lên thoát nghèo. 

Đơn cử, huyện Mù Cang Chải đã và đang hỗ trợ nhân dân trồng mới trên 200 ha cây ăn quả các giống: lê Tai nung, hồng giòn, mận xanh, mận đỏ để hình thành các vùng cây ăn quả tập trung, được kiểm soát về giống, chủng loại, số lượng, chất lượng. Huyện Văn Chấn hỗ trợ 70% giá giống, tiến hành các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để trồng mới, trồng thay thế, ghép cải tạo 195 ha cây ăn quả gồm: cam, nhãn, lê, hồng…

Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2025, nâng diện tích sản xuất cây ăn quả lên 10.000 ha, sản lượng đạt trên 65.000 tấn; diện tích tập trung, chuyên canh khoảng 7.850 ha. Trong đó, diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận hoặc được cấp mã số vùng trồng khoảng 1.500 ha. Hết năm 2021, toàn tỉnh đã có 9.704 ha cây ăn quả. Trong đó, diện tích chuyên canh theo chuỗi giá trị đạt 4.362 ha, diện tích được cấp chứng nhận đạt trên 120 ha. 

Hoài Anh

Tags Yên Bái cây ăn quả cam sành Lục Yên bưởi Đại Minh VietGAP GlobalGAP chuỗi giá trị

Các tin khác
Nhà máy thủy điện Thác Bà 2 xây dựng cách Nhà máy thủy điện cũ khoảng 7 km về phía hạ du.

Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 với công suất lắp máy 18,9MW sẽ được xây dựng trên sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình trong thời gian tới.

Sản lượng bán thép xây dựng Hoà Phát vượt đỉnh, đạt hơn 500.000 tấn trong tháng 3.

Tháng 3/2022, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đạt sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng và phôi thép là 832.000 tấn. Trong đó, thép xây dựng lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận 511.000 tấn, cao hơn 7% so với mức đỉnh của năm 2021.

Theo ADB, sự thay đổi kịp thời trong chiến lược ngăn chặn đại dịch giúp Việt Nam khôi phục các hoạt động kinh tế và đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay.

Dự báo thị trường BĐS miền Bắc trong quý II/2022.

Sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với những điều kiện mới trong bối cảnh mới, thị trường bất động sản (BĐS) miền Bắc trong năm 2022 dự báo sẽ có nhiều biến chuyển về sản phẩm, xu hướng đầu tư, các điểm đến tiềm năng và sẽ trở thành "điểm sáng" thị trường cả nước trong quý II/2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục