Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/4/2022 | 10:46:15 AM

Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi đây cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.

Hàng Việt có tiềm năng gia tăng kim ngạch tại thị trường Nigeria.
Hàng Việt có tiềm năng gia tăng kim ngạch tại thị trường Nigeria.

Đa dạng chiêu trò

Theo ông Trần Hùng Cường - đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria, hiện tượng lừa đảo trong giao dịch kinh doanh tại Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi nói chung vẫn thường diễn ra.

Hình thức lừa đảo của các đối tượng tương đối đa dạng, có thể lừa đảo trong đấu thầu, trong xuất nhập khẩu hàng hoá. Đáng chú ý, đối tượng lừa đảo thường ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thực hiện giao 1-2 hợp đồng đúng thời hạn, chất lượng sản phẩm tốt nhằm tạo ra sự tin tưởng. Từ hợp đồng thứ ba, đối tượng yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền đặt cọc từ 30% - 50% trị giá hợp đồng, chiếm đoạt số tiền này và không giao hàng.

Một điểm nữa, doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán khi hầu hết các nước khu vực Tây Phi sử dụng hình thức thanh toán có độ rủi ro nhất định như T/T, D/A, D/P.

"Việc thẩm tra, xác minh kỹ đối tác là cần thiết để tránh rủi ro khi ký hợp đồng xuất khẩu - nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng nên áp dụng hình thức thanh toán thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay (L/C)”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria nhấn mạnh.

Ông Trần Hùng Cường cũng khuyến cáo: Trường hợp thanh toán theo hình thức đặt cọc, doanh nghiệp nên yêu cầu đối tác đặt cọc từ 30-50% giá trị đối với các đơn hàng mới và lần đầu. Không nên chuyển tiền với bất cứ hình thức nào khi đối tác đề nghị, như: Phí môi giới, phí luật sư...

Với hoạt động nhập khẩu về Việt Nam, cần tiến hành kiểm định hàng hóa tại nước sở tại trước khi đưa hàng lên tàu hoặc thuê các công ty kiểm định có uy tín để đảm bảo chất lượng. Trong giai đoạn đầu nên sang trực tiếp để gặp gỡ nhà cung cấp, giám sát việc thu mua và chất hàng lên tàu.

Thị trường "mở” cho hàng Việt

Là quốc gia có dân số trên 200 triệu người, đông nhất châu Phi, Nigeria là thị trường tiềm năng đối với hàng hoá Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria đạt giá trị 16,32 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quan hệ thương mại với Nigeria, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm công nghiệp như hàng dệt may, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, điện thoại di động và linh kiện, túi xách, ví, vali, mũ, ô dù, chất dẻo nguyên liệu. Các mặt hàng này đều có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, cao nhất là mặt hàng dệt may và chất dẻo nguyên liệu. Thị trường Nigeria hiện không quá khắt khe đối với các mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất.

Đối với sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam đã xuất khẩu gạo, hải sản, rau quả sang thị trường Nigeria nhưng giá trị kim ngạch còn khiêm tốn và còn nhiều dư địa cho hàng Việt gia tăng kim ngạch.

Đơn cử với mặt hàng gạo, là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu tại khu vực châu Phi, Nigeria vẫn nhập khẩu khoảng 1,8-2 triệu tấn gạo/năm. Gạo nhập khẩu thường có giá thấp hơn gạo sản xuất trong nước nên được người dân ưa dùng hơn. Tổng mức thuế khi nhập khẩu mặt hàng này dao động là từ 57,5% đến 97,5%.

Đối với hàng rau quả, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria vẫn ở mức thấp, giai đoạn từ năm 2019-2021 mới đạt 200.000 USD. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng này năm 2021 của Nigeria đạt 3,27 tỷ USD, tăng 65% so với năm 2020.

Theo bà Trần Thị Thu Thuỷ - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), bên cạnh thị trường 200 triệu người tiêu dùng của Nigeria, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn có thể tiếp cận thị trường các nước thuộc Cộng đồng kinh tế Tây Phi mà Nigeria là thành viên khi các quy định, tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu giữa thị trường các nước khá tương đồng.

Và để an toàn trong tìm kiếm khách hàng tại Nigeria nói riêng và châu Phi nói chung, doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo nên liên hệ với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại thị trường khu vực này. Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, diễn đàn doanh nghiệp, đoàn nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và các hiệp hội tổ chức hoặc qua đối tác quen biết giới thiệu.

(Theo VTC)

Các tin khác

Sáng 8/4, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tổ chức Hội nghị trực tuyến EVNNPC đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện. Hội nghị nhằm tổng kết chương trình Điều chỉnh phụ tải và công tác chăm sóc khách hàng, tư vấn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2021; tri ân các khách hàng tiêu biểu đã tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR) giai đoạn 2019-2021.

Ảnh minh họa.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ.

Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký văn bản gửi các ban quản lý dự án về việc thực hiện dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Tân Hoàng Minh huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục