Lục Yên đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/4/2022 | 8:03:16 AM

YênBái - Với tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, những năm qua, huyện Lục Yên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung.

Đến hết năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 109.800 con.
Đến hết năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 109.800 con.

Ông Phùng Văn Giao ở xã Minh Xuân chia sẻ: "Khoảng 5 năm trở lại đây, gia đình tôi đầu tư chăn nuôi 1.500 con gà/lứa. Thời gian đầu, do chưa có kiến thức về chăn nuôi gia cầm nên đàn gà phát triển kém, tỷ lệ gà chết cao. Sau này, khi được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do tỉnh, huyện tổ chức, tôi được trang bị đầy đủ kiến thức về cách phòng, chữa trị nhiều loại bệnh trên đàn gà, quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP... nên chăn nuôi ngày càng phát triển. Trung bình mỗi năm, tôi xuất bán 3 lứa gà, lợi nhuận thu được đạt khoảng 40 triệu đồng/lứa".

Gia đình ông Nông Văn Khuyến ở thôn Mỏ Cao, xã An Phú bắt đầu nuôi bò sinh sản, bò thịt từ năm 2009. Lúc đầu, do chưa có vốn và chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên ông chỉ mua 2 con bò nái về nuôi. Sau 1 năm đầu tư chăm sóc, 2 con bò nái đã sinh sản lứa bê đầu tiên. 

Khi bò sinh bê cái, ông giữ lại để làm giống và tìm mua những con bò sinh sản khỏe mạnh để mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện, gia đình ông Khuyến luôn duy trì từ 10 đến 12 con bò sinh sản và có thời kỳ cao điểm, đàn bò của ông lên tới 15 con. 

Để bảo đảm nguồn thức ăn cho bò, ông Khuyến đã cải tạo đất sản xuất để trồng cỏ voi và đây là nguồn thức ăn chính chăn nuôi. Ngoài ra, ông Khuyến còn đi thu mua rơm của các hộ khác trong vùng về phơi khô dự trữ để bò ăn dần. Đồng thời, ông cũng chú ý việc ủ cỏ voi để dự trữ thức ăn vào mùa đông. Hiện nay, 10 con bò sinh sản đã giúp ông Khuyến thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Những năm gần đây, huyện Lục Yên quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi dần từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang phương thức gia trại, trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp. 

Đặc biệt, cùng với các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh thông qua các chương trình, dự án như: Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, chương trình xây dựng nông thôn mới..., huyện đã mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; trong đó, ưu tiên phát triển chăn nuôi; chú trọng liên kết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành mô hình để tiện chăm sóc, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, thử nghiệm mô hình các nhóm sở thích chăn nuôi với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ thành viên... 

Đến hết năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 109.800 con; trong đó, đàn trâu 18.050 con; bò 1.650 con; lợn 90.100 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2021 đạt 11.514 tấn, đạt 149% so với kế hoạch; trong đó, sản lượng thịt hơi xuất chuồng chính 9.110 tấn. 

Cùng đó, huyện tập trung chỉ đạo, triển khai hỗ trợ nguồn vốn thực hiện các đề án, chính sách phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện như: hỗ trợ 9 cơ sở chăn nuôi lợn nái 15 con trở lên; 6 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp 5 lợn nái 50 lợn thịt; 30 cơ sở chăn nuôi 3 lợn nái 20 lợn thịt; 41 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên; 14 cơ sở chăn nuôi gia cầm và 6 cơ sở chăn nuôi dê quy mô 30 con trở lên.

Ông Trần Quốc Tuấn - Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: "Thời gian tới, huyện tiếp tục chú trọng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; vận động nhân dân chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang thâm canh trồng cỏ và các cây nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm. 

Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... Từ đó, góp phần đa dạng hóa các mô hình sinh kế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống nhân dân và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh chăn nuôi của địa phương.

Khắc Điệp

Tags Lục Yên chăn nuôi

Các tin khác
Nông dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên khai thác vỏ quế.

Quế được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế rừng của Trấn Yên với diện tích 19.924 ha.

Toàn huyện Văn Chấn có gần 150 mô hình chăn nuôi lợn quy mô vừa, 113 cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên; nhiều mô hình chăn nuôi cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Nhờ thay đổi tư duy, cùng với sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước, những mô hình chăn nuôi hàng hóa đã mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ảnh minh họa.

Bộ GTVT đã giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước năm 2022 cho các chủ đầu tư, ban QLDA trong 3 đợt với tổng số 42.845/50.328 tỷ đồng, đạt 85,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, phân bổ toàn bộ 4.877 tỷ đồng (100%) vốn nước ngoài và 37.078/45.451 tỷ đồng (81,6%) vốn trong nước.

Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng.

Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng, vàng thế giới vẫn thấp hơn 15,34 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra cùng thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục