Đề xuất bỏ quy định tách riêng hóa đơn để giảm thuế VAT

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/4/2022 | 10:08:07 AM

Việc giảm Thuế Giá trị gia tăng (VAT) từ 10% về 8% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi sau dịch COVID-19. Tuy nhiên, cùng một đơn hàng, DN phải chia 2-3 hóa đơn cho mỗi loại hàng hóa được giảm thuế. Quy định này khiến DN phát sinh chi phí.

Siêu thị Coopmart phản ánh, yêu cầu tách riêng hoá đơn khiến DN thêm gánh nặng chi phí.
Siêu thị Coopmart phản ánh, yêu cầu tách riêng hoá đơn khiến DN thêm gánh nặng chi phí.

Trong năm 2022, nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm VAT từ 10% xuống còn 8%. Tuy nhiên, quy định hiện hành yêu cầu DN phải lập hóa đơn riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm VAT. Quy định này khiến DN tăng thêm chi phí. Cùng một khách hàng, thay vì lập 1 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau (5%, 8%, 10%), DN phải lập 2 hóa đơn (gồm 1 hóa đơn ghi thuế suất 8% và 1 hóa đơn ghi các thuế suất khác như 5%, 10%).

Đại diện siêu thị Coopmart cho biết, một ngày hệ thống sử dụng trên 10.000 hóa đơn điện tử. Phần mềm hóa đơn điện tử cho phép tách riêng nhiều thuế suất trên 1 hóa đơn, nhưng phải tách thành nhiều hóa đơn khiến tốn kém chi phí.

Công ty cấp nước thu tiền nước tại Hải Phòng phản ánh, hiện nay, hóa đơn gồm 2 khoản thu: tiền nước thuế suất 5% và khoản thu hộ tiền dịch vụ thoát nước cho thành phố với thuế suất 10%. Trung bình mỗi tháng công ty xuất 400.000 hóa đơn, thì nay số hóa đơn tăng gấp đôi, lên 800.000 hóa đơn.

"Tiền dịch vụ thoát nước căn cứ vào số nước tiêu thụ trong tháng nên việc tách hóa đơn sẽ gây khó khăn trong đối chiếu, kiểm tra, và khó khăn khi thu từ khách hàng. Chưa kể, công ty phải phát sinh chi phí lớn để nâng cấp, sửa đổi phần mềm hóa đơn”, công ty cấp nước tại Hải Phòng cho biết.

Trước thực trạng trên, Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất với ngành thuế để DN lập chung hóa đơn cho cả 2 loại hàng (được giảm thuế và không giảm thuế). Sau đó, DN lập hóa đơn điều chỉnh cho hàng hóa giảm thuế.

Cùng quan điểm, Hiệp hội DN châu Âu (EuroCham) đề xuất, cơ quan chức năng xem xét thay đổi hình thức hóa đơn để cho phép có thể triển khai nhiều mức thuế VAT trên cùng một hóa đơn. Điều này giúp giảm bớt thủ tục xuất hóa đơn mà không ảnh hưởng đến số thuế DN phải nộp và lợi ích cho khách hàng.

Trước ý kiến của DN, các cục thuế đề xuất, nếu DN sử dụng hóa đơn có thể hiện thuế suất khác nhau trên cùng một hóa đơn, có thể viết chung hóa đơn cho 1 loại hàng hóa với các thuế suất khác nhau.

(Theo TPO)

Các tin khác
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu quý 1 năm 2022 của nước ta đạt 1,48 triệu tấn, có trị giá 715 triệu USD, tăng 24% về lượng và 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, không dàn trải. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2021.

Giá nhiên liệu, vật liệu thi công tăng cao đột biến thời gian gần đây dẫn tới tổng mức đầu tư các công trình giao thông bị ảnh hưởng.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (QLDA) rà soát tổng mức đầu tư các dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở thành phố Yên Bái tham gia tập huấn về hóa đơn điện tử, chữ ký số.

Từ ngày 1/4/2022, Yên Bái triển khai thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT), tiến tới ngừng phát hành hóa đơn giấy từ ngày 1/7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục