Ngành nông nghiệp Yên Bái cụ thể hóa thực hiện Chương trình hành động 56 của Tỉnh ủy

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/4/2022 | 7:50:05 AM

YênBái - Thực hiện Chương trình hành động số 56/CTr-TU của Tỉnh ủy, Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nghị quyết triển khai nghiêm túc Kế hoạch số 17, trong kế hoạch nêu rõ mục tiêu chung và đề ra 10 mục tiêu cụ thể; đồng thời, đề ra kịch bản tăng trưởng cho từng quý cũng như các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với từng lĩnh vực.

Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn rà soát các sản phẩm OCOP dự kiến nâng cấp trong năm 2022.
Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn rà soát các sản phẩm OCOP dự kiến nâng cấp trong năm 2022.

Ngay từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Kế hoạch số 17-SNN/KHTC về thực hiện Chương trình hành động số 56/CTr-TU của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 01/CTr-UBND tỉnh của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Theo Chương trình hành động số 56, trong phát triển kinh tế, tỉnh xác định tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp với quan điểm nông nghiệp là một trong các trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là cơ sở cho phát triển bền vững và bảo đảm ổn định đời sống nhân dân; tập trung rà soát, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. 

Chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”… 

Tỉnh đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương thực hiện gồm: tổng sản lượng lương thực có hạt là 316.000 tấn; trồng mới 15.500 ha rừng; tổng đàn gia súc chính đạt 760.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 60.000 tấn. 

Từ những chỉ tiêu này, Sở NN&PTNT được giao 5 nhiệm vụ với những chỉ tiêu cụ thể, đó là cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, phấn đấu tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4,54% trở lên; hoàn thành 15.500 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ rừng ổn định 63%; tiêu chuẩn hóa thêm 35 sản phẩm OCOP; phối hợp làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tạo đầu ra ổn định cho nông sản. Toàn tỉnh phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM và 7 xã NTM nâng cao. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở NN&PTNT nhận định tăng trưởng năm 2022 của ngành nông nghiệp nói riêng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ được giao, Sở tiếp tục phối hợp tốt với các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của trung ương, của tỉnh đã ban hành. 

Đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm của ngành, lĩnh vực và địa phương, có giải pháp chỉ đạo cụ thể, hiệu quả trên từng lĩnh vực nhằm tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Để phấn đấu đạt mục tiêu trên, các phòng, đơn vị thuộc Sở cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả. 

Theo ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Đảng bộ Sở đã ban hành nghị quyết triển khai nghiêm túc Kế hoạch số 17, trong kế hoạch nêu rõ mục tiêu chung và đề ra 10 mục tiêu cụ thể; đồng thời, đề ra kịch bản tăng trưởng cho từng quý cũng như các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với từng lĩnh vực. 

"Cùng với phối hợp các sở ngành, địa phương, chúng tôi yêu cầu đơn vị trực thuộc sở được phân công các chỉ tiêu phải thường xuyên, rà soát, đánh giá những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, chỉ rõ nguyên nhân và giải pháp để đảm bảo theo kịch bản đề ra” - ông Điển cho biết.  

Bên cạnh triển khai Chương trình hành động số 56 của Tỉnh ủy và xây dựng kịch bản tuyên truyền của ngành, Sở NN&PTNT đã chủ động làm tốt công tác tham mưu, tập trung hoàn thành các báo cáo chuyên đề, dự thảo điều chỉnh các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh. 

Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Kiên Cường trao đổi: "Phòng được lãnh đạo Sở giao tham mưu một số nội dung liên quan đến Chương trình hành động số 56 của Tỉnh ủy và xây dựng kịch bản tăng trưởng của ngành để thực hiện các chỉ tiêu tỉnh giao cho ngành thực hiện trong năm 2022. Trong điều kiện khó khăn do tình hình Covid-19, làm xáo trộn hoạt động của Phòng, chúng tôi đã kịp thời chia sẻ, động viên nhau tập trung cao hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ; đồng thời, hoàn thành các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của tỉnh đối với ngành”. 

Liên quan đến xác lập sản phẩm OCOP, Chi cục Phát triển nông thôn - Văn phòng điều phối NTM đã chủ động tham mưu giúp tỉnh xây dựng Đề án OCOP giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030. Đề án tập trung phát triển những sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, sản phẩm mới có thế mạnh của địa phương; từng bước nâng cao chất lượng, sản lượng, tạo những sản phẩm xuất khẩu, nâng cao giá trị nông sản. 

Ông Nhâm Xuân Trường - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn trao đổi: "Chúng tôi đã chủ động phối hợp với các địa phương, động viên các chủ thể đăng ký và phát triển sản phẩm đạt chuẩn. Quý I/2022, có 66 sản phẩm đăng ký, trong đó 61 trở thành sản phẩm OCOP và 5 sản phẩm đăng ký nâng cấp, vượt xa chỉ tiêu ngành được giao". 

Đối với chỉ tiêu trồng rừng, do làm tốt công tác chuẩn bị đất, cây giống, cộng với thời tiết thuận lợi nên đến hết tháng 3, toàn tỉnh đã trồng khoảng 10.000 ha, vượt chỉ tiêu 7.000 ha đề ra trong quý I. Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc chính duy trì trên 689.000 con, bằng 90,7% kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại quý I ước đạt 16.300 tấn, vượt kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 56 đề ra. Các chỉ tiêu diện tích các loại cây trồng chính và một số cây trồng khác trong vụ đông xuân 2022 cũng đều đạt và vượt kế hoạch được giao. 

Ông Nguyễn Đức Điển thông tin thêm: "Với điều kiện thời tiết hiện nay, chúng tôi dự báo vụ đông xuân năm nay Yên Bái sẽ thu được kết quả tích cực; góp phần hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong Chương trình hành động số 56 thuộc lĩnh vực NN&PTNT”.

Quang Tuấn

Tags Ngành nông nghiệp Yên Bái Chương trình hành động số 56 Tỉnh ủy

Các tin khác
100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. (Ảnh minh họa)

Sáng 6/5, thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.

Đến thời điểm hiện tại, có 964 trụ/cột bơm xăng (chiếm tỷ lệ 94,8%) lắp đặt thiết bị in hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu kinh doanh xăng dầu theo từng lần bán hàng cho cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế vừa có Công văn gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục