Yên Bái linh hoạt trong giải ngân vốn đầu tư công

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/5/2022 | 7:39:33 AM

YênBái - Trong 4 tháng qua, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tích cực đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đẩy nhanh tiến độ dự án.

Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ kè chống sạt lở bờ sông Hồng đoạn qua khu vực Tuần Quán.
Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ kè chống sạt lở bờ sông Hồng đoạn qua khu vực Tuần Quán.

Mặc dù dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhưng vượt qua mọi khó khăn, thách thức các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư đã nỗ lực triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2022. 

Theo Sở Giao thông Vận tải, trong tháng 4, một số công trình giao thông trọng điểm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ được đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án là đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 37 và đường Yên Ninh; đường nối quốc lộ 32C, quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC12); sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La).

Đường nối quốc lộ 32 thị xã Nghĩa Lộ với tỉnh lộ 174 huyện Trạm Tấu; đường nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; kè chống sạt lở bờ sông Hồng đoạn qua khu vục Tuần Quán, thành phố yên Bái; đường nối quốc lộ 32 đoạn Sơn Thịnh, Văn Chấn với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC14). Song hành với đẩy nhanh tiến độ các dự án thì vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn Nhà nước tháng 4/2022 trên địa bàn ước đạt 329,11 tỷ đồng, tăng 7,79% so với tháng trước, tăng 6,54% so với cùng kỳ năm 2021. 

Tính chung vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn Nhà nước 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 1.209,6 tỷ đồng, đạt 22,28% kế hoạch năm, tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn địa phương quản lý ước đạt trên 1.125,6 tỷ đồng (chiếm 93,06%), đạt 23,01% kế hoạch năm, tăng 7,03% so với cùng kỳ; vốn trung ương quản lý ước đạt trên 83,97 tỷ đồng (chiếm 6,94%), đạt 15,66% kế hoạch năm 2022, tăng 16,43% so với cùng kỳ năm trước.

Đến hết ngày 31/3/2022, tiến độ giải ngân các nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước qua hệ thống TABMIS của Kho bạc Nhà nước đạt 742,6 tỷ đồng, bằng 19,24% kế hoạch vốn đã được phân bổ là 3.859,5 tỷ đồng. 

Trong đó, nguồn vốn do trung ương và địa phương quản lý lần lượt đạt 17,52% và 19,3%; tỷ lệ giải ngân vốn do địa phương quản lý đạt thấp do mới chỉ giải ngân được các nguồn vốn ngân sách tỉnh tự cân đối, sử dụng đất cấp tỉnh, trung ương hỗ trợ có mục tiêu, ngân sách huyện tự cân đối, sử dụng đất cấp huyện; các nguồn vốn khác chưa hoàn thiện thủ tục thanh toán hoặc chưa có khối lượng giải ngân. 

Nguyên nhân việc giải ngân vốn do địa phương quản lý đạt thấp, là do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến quá trình thi công, triển khai thực hiện các dự án; đặc biệt, đơn giá của một số vật liệu vào thời điểm đầu năm 2022 tăng mạnh (giá vật liệu thép tăng 2 lần, mỗi lần tăng khoảng 40%) nên ảnh hưởng lớn đến công tác lựa chọn nhà thầu, tiến độ triển khai thực hiện dự án hoặc khó khăn cho các nhà thầu đã ký hợp đồng cận thời gian biến động giá. 

Các đơn vị chủ đầu tư đã quan tâm, sát sao trong việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, nhưng chưa xác định đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện dự án; năng lực một số ban quản lý dự án còn hạn chế; một số chủ đầu tư còn chậm trễ trong công tác giải ngân thanh toán; thiếu kiên quyết xử lý đối với các nhà thầu chậm triển khai thực hiện theo tiến độ...

Từ thực tế nêu trên cho thấy, kết quả đầu tư trên địa bàn tỉnh 4 tháng đầu năm 2022 tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước và đây thực sự là mức tăng cao so với các tỉnh trong cả nước khi mà đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. 

Để tiếp tục duy trì, đẩy mạnh đầu tư trong thời gian tới, các ngành, các cấp cần có kế hoạch giải ngân chi tiết các nguồn vốn đầu tư công năm 2022 theo tiến độ từng quý và cả năm; đồng thời, chủ động giải pháp điều chỉnh vốn, điều chỉnh nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các công trình, dự án không đáp ứng tiến độ đề ra; tập trung tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các dự án, công trình trọng điểm sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các dự án phát triển quỹ đất thu ngân sách.

Khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư đối với các dự án khởi công mới; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, thi công và giải ngân xây dựng cơ bản, nhất là các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh, của huyện, các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp; đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, chậm hoàn tất thủ tục thanh, quyết toán, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân dự án...

Quang Thiều

Tags Yên Bái đầu tư công giải ngân vốn dự án đường nối quốc lộ 32C

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục